Hotline 24/7
08983-08983

Mắc bệnh gút sống được bao lâu, làm sao kéo dài tuổi thọ?

Chào bác sĩ, tôi xin phép được hỏi bác sĩ như sau: chú tôi năm nay 50 tuổi gần đây mới chẩn đoán mắc bệnh gút giai đoạn 3. Không biết phương pháp điều trị cho bệnh là như thế nào? Trung bình thì bệnh gút sống được bao lâu?

Chào bạn,

Bệnh gút hình thành là do nồng độ acid uric trong máu vượt mức quy định và gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng, nóng đỏ tại khu vực bị tổn thương. Những vị trí trên cơ thể dễ bị gút tấn công gồm khớp ngón tay, mắt cá chân, khớp cổ tay, khớp ngón chân, khớp gối, khớp khuỷu tay. Bệnh gút được y học chia làm 4 giai đoạn với các biểu hiện đặc trưng khác nhau. Đa số các trường hợp mắc bệnh gút âm thầm phát triển trong nhiều năm và khi đi khám thì phát hiện bệnh đều ở giai đoạn nặng.

Có nhiều người bệnh với cùng một thắc mắc là khi mắc bệnh gút sẽ sống được bao lâu? Tuy nhiên, để xác định được điều này cần dựa trên nhiều vấn đề và phương pháp điều trị phối hợp giữa bác sĩ và bệnh nhân. Theo số liệu thống kê, tỉ lệ sống của bệnh gút dựa vào những yếu tố sau:

- Thứ nhất, dựa vào giai đoạn bệnh

Nếu như được phát hiện sớm, ngay từ những giai đoạn 1 thì tỉ lệ chữa khỏi bệnh là rất cao, tỉ lệ sống trên 10 năm sẽ đạt cao nhất và giảm dần khi qua từng giai đoạn. Nếu như phát hiện bệnh gút ở giai đoạn 4 lúc này bệnh đã gây biến dạng khớp, hủy hoại sụn khớp và các mô xung quanh khớp thì tỷ lệ sống lâu sẽ rất thấp.

- Thứ hai, dựa vào độ tuổi mắc bệnh

Trước đây, chúng ta từng nghe nói bệnh gút thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên (trên 40 tuổi) là chủ yếu. Nhưng bây giờ, các trường hợp mắc bệnh gút đang có xu hướng trẻ hóa hoặc một số người trên 70 tuổi. Theo đó, những người trẻ tuổi khi được phát hiện mắc bệnh gút sớm sẽ sống lâu hơn so với những người lớn tuổi vì sức đề kháng của họ cao hơn.

- Thứ ba, dựa vào tình trạng bệnh

Nếu bệnh nhẹ nhưng không tuân thủ hướng điều trị của bác sĩ thì bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển qua đó rút ngắn thời gian sống của người bệnh. Ngược lại, nếu bệnh chưa gây biến chứng mà có cách điều trị hợp lý thì thời gian sống sẽ kéo dài hơn.

Làm sao để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân gút?

Các bệnh nhân gút nói chung và trường hợp chú của bạn nói riêng cần được chữa trị để có thể sống lâu hơn. Ngoài việc uống thuốc điều trị đúng giờ giấc, liều lượng mà bác sĩ đã kê bệnh nhân cần hết sức lưu tâm tới chế độ ăn uống. Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp cơ thể dần hạ nồng độ acid uric thông qua việc hạn chế ăn các thực phẩm có chứa purin vào cơ thể. Người bệnh cần có chế độ ăn uống như sau:

+ Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều nhân purin như thịt lợn, thịt bò, gia cầm, hải sản…

+ Hạn chế ăn các món ăn rang, xào khô, ít nước như cơm chiên, mì xào…

+ Không ăn nội tạng động vật như gan, bồ dục, lòng, óc, dồi lợn, tiết canh…

+ Không uống các đồ uống có ga, chất kích thích như bia, cà phê, chè, chocolate, nước ép thịt.

+ Không uống nước thịt luộc, hạn chế ăn các món ninh nhừ như xương.

+ Hạn chế ăn các loại trái cây có vị chua.

+ Tăng cường ăn những loại rau xanh, trái cây có tính lợi tiểu để đào thải acid uric ra ngoài cơ thể.

Ngoài việc ăn uống thì người mắc bệnh gút cũng nên tập luyện thể thao và bổ sung thêm các sản phẩm giúp tái tạo lại các khớp đã bị tổn thương.

  • Các bài tập, vận động sẽ giúp khớp dẻo dai, máu lưu thông tới các khớp sẽ hạn chế được tình trạng tích tụ tinh thể urat tại đây từ đó giúp giảm đau nhức khớp. Chỉ nên luyện tập những bài đơn giản và khi không có triệu chứng của bệnh gút. Trung bình mỗi ngày cần bỏ ra 30 - 60 phút để tập luyện.

  • Kết hợp dùng thêm Viên khớp GHV Bone giúp tái tạo và phục hồi các khớp đã bị tổn thương do các tinh thể urat lắng đọng lại, giúp các khớp bàn chân, bàn tay vận động được linh hoạt hơn, làm chậm được quá trình thoái hóa các khớp.

Để được tư vấn chi tiết thêm và cụ thể cho từng trường hợp, bạn đọc hãy gọi điện trực tiếp tới chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 - Hotline 096 268 6808

Bạn đọc tham khảo thêm phóng sự nói về Viên khớp GHV Bone của GS. TS Phạm Quốc Long

>> Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Gút: nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Ngủ dậy bị đau nhức các khớp ngón tay là bệnh gì?

Chế độ ăn uống trong dịp Tết cho bệnh nhân Gút

Cẩn trọng mắc bệnh Gút do thói quen ăn uống dịp Tết

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X