Hotline 24/7
08983-08983

Lý giải vì sao không nên làm răng giả tháo lắp?

Răng giả tháo lắp sẽ là giải pháp tối ưu khi và chỉ khi bạn hoàn toàn không đủ điều kiện để phục hình răng bằng phương pháp khác.

11

Chức năng ăn nhai không cao

Răng giả tháo lắp là một kỹ thuật phục hình răng truyền thống, rất được ưa chuộng trước đây. Tác dụng chính của kỹ thuật này là lấp đầy khoảng trống mất răng. Sau khi thực hiện, bệnh nhân sẽ có lại một hàm răng đầy đủ như trước.

Về cấu tạo, răng giả tháo lắp là một cấu trúc phục hình thân răng, được gắn trực tiếp lên nướu. Vì không có chân răng giả chịu lực nên hiệu suất nhai, cắn thức ăn của răng giả tháo lắp thường không cao. Lực nhai chỉ khoảng từ 30% - 40% răng tự nhiên.
Răng giả tháo lắp được gắn trực tiếp lên nướu răng
Răng giả tháo lắp được gắn trực tiếp lên nướu răng

Dưới đây là chia sẻ của chú Phú, một bệnh nhân mất răng đã từng sử dụng răng giả tháo lắp:
“Răng giả tháo lắp chỉ đeo cho đẹp, cho có lúc nói chuyện với người ta thôi, ăn nhai vẫn phải dùng đồ xay nhuyễn, nấu mềm.”

Không hạn chế được hiện tượng tiêu xương hàm

Răng giả tháo lắp không có chân răng nên không khắc phục được hiện tượng tiêu xương hàm. Theo thời gian, nướu răng sẽ dần bị co lại làm răng giả trở nên lỏng lẻo, dễ rơi vỡ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến răng giả tháo lắp chỉ sử dụng được trong một khoảng thời gian nhất định.
Tiêu xương hàm sau khi mất răng
Tiêu xương hàm sau khi mất răng

Khi xương hàm bị tiêu biến nghiêm trọng, răng giả tháo lắp có thể gây áp lực lên các cấu trúc quan trọng trong miệng như các cơ và dây thần kinh, gây khó chịu khi ăn nhai.

Nguy cơ hôi miệng

Về bản chất, răng giả tháo lắp thường được làm bằng nhựa. Nếu không được vệ sinh đúng cách, theo thời gian dịch miệng sẽ ngấm vào bên trong nền nhựa, gây ra mùi hôi khó chịu.

Bên cạnh đó, việc phải tháo ra lắp vào mỗi ngày để vệ sinh tạo cảm giác vướng víu khó chịu khi sử dụng loại răng giả này.
Người sử dụng phải tháo lắp hàm giả để vệ sinh mỗi ngày
Người sử dụng phải tháo lắp hàm giả để vệ sinh mỗi ngày

Độ bền kém

Độ bền của răng giả tháo lắp thường kém hơn các loại răng cố định, răng giả rất dễ bị gãy, vỡ khi ăn nhai với lực mạnh.

Bên cạnh đó, sự sụt giảm kích thước xương hàm do tiêu xương sẽ làm cho nướu răng dần co lại, khiến cho răng giả kém ổn định và lỏng lẻo dần theo thời gian. Sau khoảng từ 5 - 7 năm, người sử dụng phải làm lại răng giả mới phù hợp hơn.

Trên đây là một số nguyên nhân vì sao răng giả tháo lắp không phải là phương án tối ưu để phục hình răng. Nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo giải pháp Cấy Răng Implant để có thể sử dụng vĩnh viễn.

NHA KHOA ĐÔNG NAM

Cơ sở 1: 411 Nguyễn Kiệm, P.9, Q. Phú Nhuận, TPHCM

Cơ sở 2: 614 - 616 Lê Hồng Phong, P.10, Q.10, TPHCM

Tổng đài: 1900.7141

Điện thoại: (028) 7.307.7141

Mobile: 0972.411.411

Email: nhakhoadongnam@gmail.com

Website: www.nhakhoadongnam.com


Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X