Hotline 24/7
08983-08983

Lý do cần kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện chặt chẽ

Theo Tiến sĩ Đỗ Minh Hùng, nếu môi trường vệ sinh không đảm bảo, bệnh nhân rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng.

Mối lo từ nhiễm khuẩn bệnh viện

Nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những vấn đề thách thức với ngành y tế ở mọi quốc gia. Ước tính tỷ lệ nhiễm khuẩn tại các nước phát triển khoảng 3,5-12%, và cao hơn nhiều lần ở các nước đang phát triển. Phân tích gần đây của WHO cho thấy các ca nhiễm khuẩn ở các nước đang phát triển thường xảy ra với tần suất cao hơn do hạn chế nguồn lực. Tổn thất tài chính hằng năm do nhiễm khuẩn bệnh viện rất lớn, ước tính khoảng 7 tỷ Euro ở châu Âu và 6,5 tỷ USD tại Mỹ.

Quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn cần được kiểm soát chặt chẽ tại các bệnh viện.

Ở Việt Nam, lây nhiễm chéo được đánh giá khó kiểm soát do tình trạng quá tải ở các cơ sở y tế. Cảnh bệnh nhân phải nằm ghép 2-3 người một giường là tình trạng phổ biến tại nhiều bệnh viện. Từ đó Bộ Y tế chỉ thị cần nâng cao công tác cách ly, chống nhiễm chéo chặt chẽ để tháo gỡ các dịch bệnh đang quá tải. Trong đó, cần tránh tình trạng nhập viện đông, tăng bệnh nặng, tăng thời gian khám và tốn kém cho người dân. Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh trước.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 30 triệu người lớn, 3 triệu trẻ sơ sinh và 1,2 triệu trẻ nhỏ nhiễm khuẩn huyết trên toàn cầu, trong đó 6 triệu người lớn và 500.000 trẻ sơ sinh tử vong. Tất cả trường hợp nhiễm khuẩn huyết liên quan đến chăm sóc y tế đều có thể phòng ngừa được nếu nhân viên y tế thực hiện tốt các quy trình vô khuẩn bệnh viện.

Kiểm soát nhiễm khuẩn trong phẫu trị ung thư tại bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH nghiêm ngặt, được thực hiện bởi chuyên gia y tế theo tiêu chuẩn Mỹ.

Những con số đó cho thấy nhiễm lây nhiễm chéo là một trong những mối đe dọa hàng đầu, tác động trực tiếp đến sự an toàn của người bệnh. Nhiều người trị ung thư, phẫu thuật thành công nhưng sau đó lại bị nhiễm khuẩn tại chính cơ sở y tế, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, kéo dài thời gian nằm viện và phát sinh chi phí điều trị, thậm chí có thể tử vong.

WHO cho biết, cứ 100 người nằm viện thì có 7 người mắc thêm bệnh nhiễm trùng mới. Các thống kê cũng chỉ ra có khoảng 50 loại nhiễm khuẩn khác nhau có thể xảy ra tại bệnh viện. Với các ca phẫu trị ung thư đường tiêu hoá, kiểm soát nhiễm khuẩn là yếu tố đặc biệt quan trọng.
Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến vấn đề lây nhiễm chéo trong bệnh viện còn nằm ở chất lượng vệ sinh. Theo WHO, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường hô hấp từ 19-45%.

WHO quy định 5 thời điểm cần vệ sinh tay ở mỗi lần chăm sóc bệnh nhân gồm trước khi tiếp xúc bệnh nhân, trước khi làm thủ thuật vô trùng, sau khi phơi nhiễm với dịch tiết bệnh nhân, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân và sau khi tiếp xúc với vật dụng xung quanh bệnh nhân.

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện là điều kiện cơ sở hạ tầng. Nhiều bệnh viện đã xây dựng quá lâu, không đảm bảo đủ các yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ

Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Hùng - trưởng khoa Ngoại tổng quát - Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH (quận 2, TP HCM) cho biết, với các trường hợp mổ lớn, nhất là những ca phẫu thuật ung thư, yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn bắt buộc phải đặt lên hàng đầu.

"Với những ca đại phẫu thuật, thời gian nằm viện kéo dài có thể dẫn tới tình trạng viêm phổi hoặc nhiễm trùng. Vì thế quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn cần được chú trọng. Trung bình một ca mổ ung thư khoảng ba tiếng, khả năng bị viêm phổi sẽ rất cao. Nếu môi trường vệ sinh không đảm bảo, rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng", Tiến sĩ Đỗ Minh Hùng nói thêm.

Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, quy trình IC (Infection Control) được quan tâm và đầu tư ngay từ đầu. Quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn này được AIH áp dụng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn JCI của Mỹ. Việc kiểm soát vô trùng tuyệt đối thực hiện định kỳ hàng ngày, hàng tháng.

Phòng mổ OR1 hiện đại tại bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH (quận 2, TP HCM).

Hệ thống phòng mổ OR1 tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH được thiết kế theo mô hình đường đi một chiều, đường vào và đường ra phòng mổ tách biệt nhằm góp phần đảm bảo công tác vô trùng, giảm thiểu tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Là phòng mổ áp lực dương, OR1 có hệ thống khí tươi được thiết kế và lắp đặt đúng tiêu chuẩn của các phòng mổ hiện đại từ hãng Karl Storz - nhà cung cấp thiết bị y tế hàng đầu thế giới, vì vậy phòng mổ vừa đảm bảo được nhu cầu thông khí vừa đảm bảo môi trường vô khuẩn.
 Ngoài ra, bệnh viện thiết kế và trang bị cơ sở hạ tầng từ ban đầu để đảm bảo kiểm soát một chiều với dụng cụ y tế. Đường đi của dụng cụ sạch và dụng cụ dơ hoàn toàn riêng biệt theo các thang máy riêng.

Không chỉ đầu tư cơ sở vật chất, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH tham gia nhiều hợp tác quốc tế, trong đó có Johns Hopkins International và Dignity Health International - các bệnh viện nổi tiếng chữa trị ung thư tại Mỹ. Các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế tại AIH được tập huấn kỹ năng, chất lượng y tế đảm bảo tiêu chuẩn Mỹ.

Theo VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X