Hotline 24/7
08983-08983

Lưu ý với thực phẩm gây nhiệt miệng

Có nhiều lý do gây nhiệt miệng. Trong đó, việc ăn những thực phẩm nóng, cay, chứa chất kích thích hay axit là một trong những nguyên nhân phổ biến.

Sau đây là danh sách các món ăn bạn cần lưu ý để có thể bảo vệ bản thân khỏi tình trạng tuy không gây nguy hiểm nhưng lại cực kỳ khó chịu và đau đớn này.

Mối liên hệ giữa thực phẩm với nhiệt miệng

Có nhiều món ăn rất hấp dẫn và bổ dưỡng, nhưng nếu không cưỡng lại được mà tiêu thụ quá nhiều trong thời gian ngắn thì lại không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cơ địa mỗi người mỗi khác, nhưng sau đây là những món bạn nên lưu ý bởi có thể gây ra nhiệt miệng, đó là: sô cô la, cà phê, đậu phộng, hạt hạnh nhân, phô mai, cà chua, chất tạo mùi, tinh dầu, quế, sữa bò, khoai tây, trái cây có vị chua như dâu tây, cam và bột mì…

Ngoài ra, việc thường xuyên đi ăn ngoài với các loại thức ăn nhanh có ít vitamin, kháng chất và dinh dưỡng, cộng với thói quen bỏ bữa cũng là nguyên nhân khiến cơ thể thiếu các dưỡng chất cần thiết, chất chống oxy hóa… dẫn đến việc cơ thể, trong dó có vùng miệng bị suy yếu (nhất là lớp niêm mạc của miệng), từ đó, dễ dàng gây ra tình trạng nhiệt miệng.

Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể khiến cơ thể thiếu sắt. Nếu bạn không bổ sung những thực phẩm nhiều chất sắt như rau lá xanh, các loại đậu, thịt và trái cây khô, thì đây cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng đáng kể.

Tóm lại, nguyên nhân sâu xa khiến các món ăn “làm khó” vùng miệng là vì chúng gây nên kích ứng cho cơ thể bởi tính nóng, tính axit hay có chứa chất kích thích… Ngoài ra, có những người bị dị ứng với sữa bò hay không dung nạp được một loại protein là gluten (được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch). Để biết chắc đâu là “thủ phạm”, bạn nên ghi nhật ký món ăn, xem đâu là món khiến bạn ăn xong là mọc nhiệt, hãy trahs xa nó, thay vì hy sinh oan uổng nhiều món khoái khẩu,

Món ăn để tránh đau khi bị nhiệt miệng

Để vết nhiệt miệng nhanh lành, hãy súc miệng bằng nước ấm sau mỗi bữa ăn và ăn nhẹ. Bạn cũng nên chú ý đến thực đơn của mình, ưu tiên những thức ăn mềm và những thực phẩm có chứa chất lỏng. Hãy thử dùng máy xay sinh tố để nghiền nát hoặc pha trộn trái câu và rau thành món sinh tố. Ăn súp, những món nấu mềm nhừ như thịt hầm, khoai tây nghiền nấu với nước thịt… và không ăn nóng. Bổ sung sữa chua, bánh mềm và ăn trái câu đóng hộp.

Khi ăn uống hãy sử dụng một ống hút để uống nước, thức uống nen dùng là những thứ uống giải nhiệt như trà thảo dược (hoa cúc) ấm, rau má, mã đề, mía lau… Khi ăn thì lấy từng mẩu thức ăn nhỏ, nhai nhẹ nhàng và cẩn thận. Để dễ ăn hơn, bạn có thể làm mềm thực phẩm bằng sữa, nước trái cây, nước dùng, nước sốt, súp, sữa chua hoặc sữa ong chúa…

Bạn có thể thêm một ít dầu ô liu vào thức ăn để làm thức ăn trơn và dễ nuốt. Ngoài ra, nếu ăn thức ăn lạnh bạn sẽ đỡ đau hơn. Hãy làm lạnh và thưởng thức những món trái cây ngon lành như nho, đào hay dưa hấu…

Theo Tiếp thị và Gia đình

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X