Hotline 24/7
08983-08983

Lưu ý khi dùng thuốc chống nhiễm khuẩn mắt

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Một số kháng sinh sau thường dùng để điều trị nhiễm khuẩn mắt như: tetracylin, gentamycin..

Tetracyclin

Thuốc được bào chế ở dạng thuốc mỡ 1%, dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu, điều trị đại trà bệnh mắt hột ở vùng có dịch, dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.

Lưu ý khi dùng thuốc chống nhiễm khuẩn mắt
Người bị bệnh nhiễm khuẩn mắt cần được bác sĩ khám và chỉ định dùng thuốc thích hợp. Ảnh: Vi Yến

Khi bị nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu, người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, tra thuốc mỡ 3 - 4 lần/ngày. Dự phòng viêm kết mạc trẻ sơ sinh (khi mới đẻ), sau khi lau sạch mắt bằng gạc tiệt khuẩn, tra thuốc mỡ vào từng mắt 1 lần duy nhất, nhắm mắt và xoa nhẹ để giúp cho mỡ trải rộng.

Đối với bệnh mắt hột, để điều trị ngắt quãng, người lớn và trẻ em tra thuốc mỡ vào từng mắt hai lần mỗi ngày trong 5 ngày, hoặc 1 lần/ngày trong 10 ngày. Mỗi tháng tra thuốc như trên trong 6 tháng liền. Nhắc lại nếu cần thiết.

Điều trị tăng cường liên tục, người lớn và trẻ em, tra thuốc mỡ vào từng mắt, hai lần/ngày, trong ít nhất 6 tuần.

Cần lưu ý, không dùng cho người mẫn cảm với nhóm kháng sinh tetracyclin. Khi dùng kéo dài, có thể dẫn đến tăng phát triển các vi sinh không nhạy cảm (cần thận trọng). Một số tác dụng không mong muốn khi tra thuốc như phát ban, cảm giác châm đốt (hiếm gặp) hoặc nóng rát...

Gentamycin

Đây cũng là một kháng sinh được dùng trong viêm mi mắt, viêm kết mạc do vi khuẩn. Thuốc dạng dung dịch có nồng độ 0,3%. Đối với các nhiễm khuẩn nhẹ và vừa, người lớn và trẻ em nhỏ mắt một giọt, hai giờ/lần.

Khi bệnh đã được kiểm soát cần giảm bớt số lần tra và tiếp tục tra thêm 48 giờ sau khi đã khỏi hoàn toàn. Đối với nhiễm khuẩn nặng, người lớn và trẻ em nhỏ mắt 1 giọt mỗi giờ. Khi bệnh được kiểm soát, giảm bớt số lần tra rồi tiếp tục thêm 48 giờ sau khi đã khỏi hoàn toàn.

Thận trọng khi dùng kéo dài (vì có thể dẫn đến quá mẫn ở da và xuất hiện vi sinh kháng thuốc kể cả nấm). Thuốc có thể gây bỏng rát, cảm giác châm đốt, ngứa, viêm da.

Cloramphenicol

Thuốc có hai dạng dung dịch (với nồng độ 0,4%) và mỡ tra mắt (nồng độ 1%), được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu như viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc.

Không dùng thuốc cho các trường hợp quá mẫn với thuốc, suy tủy, trẻ sơ sinh (vì dùng thuốc lâu dài có thể gây suy tủy). Vì vậy đối với các trường hợp có dấu hiệu suy tủy, viêm thần kinh thị giác… phải thận trọng khi dùng thuốc.

Cách dùng, khoảng 3 - 6 giờ tra 1 lần, sau 48 giờ có thể giảm liều tùy theo hiệu quả điều trị. Thuốc hiếm khi gây kích thích tại mắt.

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc trên phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng.

AloBacsi.vn
Theo Dược sĩ Thu Thủy - Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

098353****

Đo huyết áp khi đang đau đầu, kết quả liệu có chính xác?

Huyết áp ghi nhận ở những lúc cơ thể đang nhức đầu thì sẽ không phản ánh chính xác được huyết áp dao động bình thường của người bệnh.

Xem toàn bộ

096453****

Thuốc động kinh cho trẻ vì sao bác sĩ không kê 3 tháng mà chỉ kê 1 tháng?

Bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ là thuộc nhóm bệnh lý nguy hiểm nên cần phải tái khám định kỳ mỗi tháng để bác sĩ tái đánh giá, điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X