Hotline 24/7
08983-08983

Luôn suy nghĩ đến chuyện bạo lực, cháu phải làm sao BS ơi?

Câu hỏi

Chào BS, Cháu năm nay hiện đang đi du học. Cách đây hai năm, cháu có xem bạn chơi game bạo lực, đến cảnh tra tấn nạn nhân thì cháu bị kích động và lên cơn hoảng loạn vì nghĩ mình muốn làm việc đó. Sau đấy cháu đè nén nó thì quên đi đuợc gần một năm. Nhưng cho đến cuối năm ngoái thì đầu cháu hiện cảnh cháu hãm hại nguời yêu cháu và nó cứ vang vọng là cháu muốn giết nguời, mỗi lần nhìn xung quanh thì cháu cứ nghĩ mình là kẻ giết nguời hay mình sẽ tấn công người đó. Hiện tại thì cháu không còn sức lực để chống lại nó nữa, cháu cảm thấy suy nghĩ có phần phai nhoà đi nhưng cháu vẫn còn cảm giác tin là cháu là như thế, tương lai cháu sẽ như thế. Cháu rất buồn, hiện tại nguời cháu trống rỗng và đang tự hỏi là mình có nên chết đi không (nhưng mỗi lần cháu nghĩ thế cháu đều dỗ dành bản thân). Cháu không còn cảm nhận được sự quan trọng của gia đình và bạn bè dù cháu biết họ rất quan trọng với cháu. Từ trước giờ cháu là người hay mơ mộng, cháu luôn muốn mọi người vui vẻ chứ cháu chưa từng nghĩ đến chuyện giết người vô cớ hay làm kẻ xấu gì cả. Nhưng từ khi suy nghĩ ấy đến, cháu không còn tập trung vào những thứ cháu yêu thích, lúc nào cháu cũng nghĩ tới nó và đôi lúc còn hỏi là mình muốn thế thật không. Cho cháu hỏi hiện tại cháu bị bệnh gì và cháu có cần phải đến BS không?

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tôi mừng vì em ý thức được vấn đề của bản thân, còn kiểm soát được lý trí và hành động của mình, chịu mở lòng và muốn tìm cách thoát ra. Điều này rất có lợi cho việc điều trị và phục hồi bệnh của em.

Bản thân em cũng cảm nhận là mình đang chiến đấu chống chọi với những ý tưởng quái lạ, khác biệt với con người thật của em. Em là một người tốt, nhưng em đang bị rối loạn tâm lý, tâm thần.

Em đừng quá sợ hãi hay dị ứng hai từ “tâm thần”, bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Và do đó, nếu nghi ngờ mình có triệu chứng của bệnh lý tâm lý - tâm thần thì tốt nhất là khám BS chuyên khoa Tâm thần.

Để chẩn đoán xác định một người có rối loạn tâm thần hay không, BS chuyên khoa Tâm thần cần phải khám trực tiếp, khai thác thêm rất nhiều thông tin khác mới định bệnh được. Các bảng câu hỏi, các tiêu chuẩn chẩn đoán được đăng tải trên mạng nhầm mục đích giúp người dân có khái niệm về bệnh tâm thần, cảnh giác với bệnh tâm thần chứ không thể tự chẩn đoán được. Bởi vì với kinh nghiệm chuyên môn của BS Tâm thần mới nhận định được đâu là bất thường thật sự.

Vì thế, theo tôi tốt nhất em nên đến khám BS chuyên khoa Tâm thần để được chẩn bệnh và điều trị thích hợp (bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu). Em nên điều trị sớm trước khi em mất kiểm soát bởi “chúng”.

Thân mến.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X