Hotline 24/7
08983-08983

Lưỡi hay bị lở là do mắc bệnh dạ dày hay ung thư?

Câu hỏi

Lưỡi em bị trắng, hay có những đường viền trắng, thường hay bị lở, ngoài ra em còn bị viêm dạ dày có Hp. Cho em hỏi có phải nguyên nhân bị lở của em do bị bệnh từ dạ dày, hay ung thư lưỡi?

Trả lời
BS ơi,

Lưỡi em bị trắng, hay có những đường viền trắng, thường hay bị lở ở lưỡi, vết lỡ cũ vừa lành thì vết lở khác lại xuất hiện, ngoài ra em còn bị viêm dạ dày có Hp. Cho em hỏi có phải nguyên nhân bị lở của em do bị bệnh từ dạ dày, hay ung thư lưỡi? Em nên khám về ung thư hay điều trị bệnh dạ dày?

Lưỡi bị lở. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Lưỡi bị lở. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Ung thư lưỡi thường có dạng là những vết loét không lành, ngày càng lan rộng. Trường hợp em mô tả, BS ít nghĩ tới ung thư lưỡi mà hướng tới nhiệt miệng hơn. Đây là tình trạng viêm nhiễm khoang miệng, sưng đau, các vết loét thường xuất hiện ở lưỡi, má trong, lợi và một số vị trí khác trong khoang miệng.

Vết loét có màu trắng sữa, khiến vùng xung quanh bị sưng đau thậm chí là nổi hạch ở vùng quai hàm, hai bên má. Thông thường các vết loét sẽ tự khỏi từ 7 - 10 ngày từ khi bắt đầu xuất hiện.

Người ta cho rằng nhiệt miệng thường liên quan đến tình trạng stress, thiếu một số vitamin nhóm B, nhiễm siêu vi, giảm sức đề kháng, sử dụng một số chất kích thích như thuốc lá, rượu bia… Bệnh lý dạ dày hoặc do sự lo lắng quá mức của em có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng tái phát.

Trước tiên em nên khám chuyên khoa Tiêu hoá để điều trị dứt điểm vấn đề dạ dày, ngoài ra cần chăm sóc răng miệng cẩn thận hơn, súc miệng nước muối hàng ngày, tránh sử dụng các chất kích thích, tránh lo lắng căng thẳng, nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nhiệt miệng, hay loét áp-tơ, là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Chúng phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Không giống với herpex ở môi, những vết này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.

Nếu cảm thấy tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng và không cần đến bác sĩ, bạn có thể tự điều trị nhiệt miệng tại nhà. Một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như:

- Nước súc miệng tự làm. Bạn có thể làm hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng bằng hỗn hợp này trong 10 giây. Bạn nên thực hiện mỗi ngày một lần để nhanh hết nhiệt miệng.
- Chườm lạnh. Đá lạnh có thể giảm đau và sưng, vì vậy khi đặt viên đả nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.
- Không ăn đồ ăn đồ cay nóng, các món nướng và rán. Những món ăn này chỉ làm tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn.
- Trà. Sau khi dùng trà túi lọc, thay vì bỏ đi, bạn hãy đắp túi trà vào vết thương. Chất tannin có trong trà có tác dụng làm dịu cơn đau và giảm viêm.

Một số thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của các vết nhiệt miệng:

- Súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda
- Thoa một lượng nhỏ kem magiê
- Tránh các loại thực phẩm mài mòn, có tính axit hoặc cay
- Chườm đá vào vết nhiệt miệng
- Đánh răng nhẹ nhàng.


BS.CK 1 Võ Thị Tố Uyên

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X