Hotline 24/7
08983-08983

Lúc nhỏ chích đủ mũi vắc xin viêm gan B, lớn lên có cần tiêm thêm?

Hồi bé cháu tiêm phòng viêm gan B đầy đủ nhưng cháu tự tìm hiểu thì đến khoảng năm 20 tuổi phải đi tiêm chủng thêm một lần nữa. Mong BS cho ý kiến về vấn đề này ạ.

Chào bạn Thắng,

Theo lịch tiêm chủng vắc xin viêm gan B thì trẻ sinh ra được tiêm liều sơ sinh trong vòng 24h đầu và các liều tiếp theo được tiêm trong vòng 1 tháng và 6 tháng kể từ mũi tiêm đầu tiên. Với người lớn, nên tiêm phòng đủ 3 mũi, cứ 12 năm tiêm lại một lần, như vậy thì đến khoảng 24 tuổi bạn nên tiêm phòng một lần nữa.

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet


Xem thêm >>> Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B cao nhất thế giới. Số người nhiễm viêm gan B lên tới 20% tương đương với 1 phần 5 dân số. 20% người mắc viêm gan B mạn tính sẽ mắc phải những biến chứng nặng nề như suy gan, ung thư gan. 100% ung thư gan ở trẻ là do viêm gan siêu vi B.

Bệnh viêm gan B nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm chủng. 95% số người được tiêm vắc-xin không bị lây nhiễm viêm gan B. Ở những nước phát triển như Đài Loạn, sau khi áp dụng tiêm chủng đại trà cho trẻ em, tỉ lệ bé bị nhiễm viêm gan B giảm từ 10% xuống còn 1%, tỉ lệ ung thư gan ở trẻ giảm tới 50%.
Điều kiện để chích ngừa

Tiêm phòng là để phòng bệnh, nghĩa là những người đã mắc bệnh khi tiêm vắc-xin sẽ không có tác dụng. Vì vậy tất cả những người chữa bị nhiễm viêm gan B là đối tượng cần phải đi tiêm ngừa. Trước khi tiêm chủng, bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm HBsAg và Anti HBs để chẩn đoán bạn đã bị viêm gan B hay chưa. Nếu cả hai xét nghiệm âm tính thì bạn sẽ được tiến hành chích ngừa. Còn khi kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính, Anti HBs dương tính có nghĩa là bạn đã nhiễm nhưng đã khỏi bệnh, cơ thể có thể sản sinh ra kháng thể tiêu diệt siêu vi B nên không cần phải chích ngừa. Những người sau đây có tỉ lệ nhiễm viêm gan B cao cần chích ngừa viêm gan B để phòng và tránh bệnh lây nhiễm cho những người xung quanh:

   + Trẻ mới sinh, trẻ em.
   + Người sống chung với người nhiễm bệnh.
   +  Những người hay đi du lịch tói vùng có tỉ lệ nhiễm siêu vi cao.
   + Bệnh nhân hay phải truyền máu.
   +  Người hay có quan hệ tình dục không an toàn.
   + Người nghiện ma túy.
   + Những người làm việc hay phải tiếp xúc với máu người khác như bác sĩ, y tá, những người làm dịch vụ xăm mình, thẩm mỹ viện…


Từ hôm nay, bạn đọc có các thắc mắc về các bệnh viêm gan A, B, C, E; các biến chứng của viêm gan; rối loạn chức năng gan; cách giải độc gan; cách đọc các chỉ số men ganxin mời gửi câu hỏi để được AloBacsi tư vấn.

Câu hỏi xin gửi về hệ thống Khám bệnh Online hoặc email:tuvan@alobacsi.vn.

Đây là hoạt động nằm trong Chuyên đề tư vấn “Hành trình chăm sóc gan” do AloBacsi phối hợp với nhãn hàng Naturenz của Công ty Dược phẩm Hậu Giang thực hiện.


Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X