Hotline 24/7
08983-08983

Lời nhắn nhủ của người lính già chiến thắng bệnh ung thư đã di căn

Những tưởng bom đạn chiến trường tàn khốc không thể hạ gục được người lính đã từng vào sinh ra tử thì sẽ không có gì khác có thể làm họ đầu hàng. Vậy mà chỉ hai chữ “ung thư” lại khiến người lính này tưởng như đã gục ngã.

VTC14: CHUYỆN NGƯỜI LÍNH CHỐNG CHỌI VỚI UNG THƯ

Đường đời gập ghềnh chông gai

Ông Vũ Huy Chương sinh năm 1950 tại một làng quê nghèo tại xóm 2, xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Cũng giống như bao thanh niên trai tráng thời đó, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc ông đã lên đường nhập ngũ cầm súng bảo vệ quê hương. Trải qua bom đạn chiến trường, đã bao lần vào sinh ra tử, ông may mắn được trở về đoàn tụ cùng gia đình vào năm 1976 nhưng lại bị nhiễm chất độc hóa học và phải chấp nhận sống chung với chúng đến cuối đời. Bà Vũ Thị Hoa, vì cảm mến con người ông Chương nên đã bất chấp tất cả dọn về chung một nhà với ông. Họ có với nhau bốn người con, trai gái đủ cả nhưng vì tàn dư chiến tranh từ người bố khiến thân thể họ yếu ớt, bệnh tật triền miên.

Nguồn thu của cả gia đình sáu người đến từ nguồn trợ cấp của Nhà nước cộng thêm vài đồng lương ít ỏi của ông Chương công tác ở Hợp tác xã, bà Hoa quanh năm cày cấy vài sào ruộng cũng chỉ đủ gạo ăn. Những tưởng cuộc sống cứ thế trôi đi, rồi ông bà sẽ được hưởng niềm vui tuổi già quây quần bên con cháu khi về già. Vậy mà trớ trêu thay, ông trời không chỉ lấy đi sức khỏe của mấy bố con mà còn lấy đi sự sống của cậu con trai thứ hai. Đau đớn, khó khăn chồng chất, đôi vợ chồng ấy chỉ còn biết tự dìu nhau vượt qua những ngày tăm tối.

Hứng chịu bom đạn lần nữa

Năm 2002, ông Chương cảm thấy sức khỏe yếu đi rõ rệt, đi khám ở bệnh viện tỉnh phát hiện bị viêm xương, ông cũng xin nghỉ hưu non từ đó. Cho đến năm 2012, ông bị đau dữ dội ở vùng đầu và xương. Sau khi thăm khám ở bệnh viện tỉnh, ông được giới thiệu ra bệnh viện Bạch Mai để làm các xét nghiệm chuyên sâu. Cũng chính tại đây, ông nhận được kết quả mình bị ung thư tuyến yên, tệ hơn là khối u đã di căn vào xương. Cùng thời điểm này, ông phát hiện mình mắc bệnh tim khi thăm khám tại bệnh viện Việt Đức.

Chuyển sang viện K3 điều trị, các bác sĩ cho biết thêm phần xương chậu và chân trái của ông bị tổn thương nặng nề, xương đùi bị gãy và không thể đi lại buộc ông phải ngồi xe lăn. Khối u ngày một to lên làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể, hậu quả khiến ông mắc thêm chứng đái tháo nhạt phiền toái vô cùng.

Lời nhắn nhủ của người lính già chiến thắng bệnh ung thư đã di căn - 1

Ông Chương phải dùng xe lăn để di chuyển

“Dù biết bệnh tật không chừa một ai nhưng lúc phát hiện bệnh tôi thấy buồn và chạnh lòng lắm chứ. Nếu ngày trước chết ở chiến trường thì còn nhiều luyến tiếc nhưng nghĩ lại thì thấy giờ này mình ra đi cũng không còn gì hối tiếc, con cháu đã có đủ cả.” – ông Chương tâm sự. Bệnh nối bệnh, khó khăn chồng chất khó khăn là thế nhưng vợ con vẫn luôn động viên và sát cánh cùng ông. Do kinh tế gia đình vốn không dư giả gì cộng thêm việc nhiều năm chạy chữa, nay bà Hoa đành bàn với các con bán bớt một phần mảnh đất của gia đình để đưa chồng đi viện.

Phác đồ điều trị của ông Chương là không thể phẫu thuật bởi khối u nằm ở não, chỉ một sơ suất nhỏ có thể gây liệt toàn thân. Đến cuối năm 2012, dù đã trải qua 15 mũi xạ trị nhưng không hề thấy khối u và sức khỏe có dấu hiệu gì chuyển biến tích cực. Ông nghĩ rằng cái chết đang treo lơ lửng trên đầu và xác định nó có thể đến bất kì lúc nào. Vợ con ông đành xin cho ông về nhà, khi nào đau thì lại đưa ông đi viện.

Mỗi năm ông Chương đều phải đến viện vài lần nhưng kết quả không khá hơn là mấy. Kéo dài đến cuối năm 2017, bệnh tình ngày càng xấu đi, ông Chương đau đầu dữ dội phải nhập viện gấp. Nằm viện hơn 20 ngày, khối u tuyến yên to lên và chèn ép vào các vùng xung quanh, nhịp tim tăng cao lên đến 109 – 115 nhịp/phút, dạ dày bị loét nặng khiến ông phải chịu đủ thứ giày vò. Các cơn đau kéo đến dồn dập, triền miên mãi không dứt. Không còn cách nào khác, các bác sĩ chỉ còn biết lắc đầu kê cho ông thuốc morphin giúp ông tạm thời xoa dịu cơn đau.

Trở về nhà, chiếc xe lăn nằm im lìm một góc, ông Chương nằm bệt trên giường. Chuỗi ngày đau đớn kéo dài, 6 mũi morphin mỗi ngày cũng không đủ làm ông dễ chịu. “Ban đầu thì mời bác sĩ về nhà tiêm nhưng những ngày sau, vì đau quá không chịu được nên ông lấy thuốc tự tiêm lấy.” – bà Hoa xót xa nhớ lại.

Lay lắt sống qua 2 tháng nữa, morphin dùng mãi rồi cũng hết, bà Hoa cầm giấy tờ khám bệnh của ông lên bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh đều không xin được thuốc đành ngậm ngùi về tay không. Đã không còn cách gì cứu vãn, ông Chương chỉ còn biết lên mạng tìm kiếm chút hi vọng mong manh cuối cùng.

Tìm thấy ánh sáng sau chuỗi ngày tăm tối nhất

Khi đang chìm trong biển thông tin về ung thư trên mạng, ông Chương vô tình xem được video thời sự VTV1 đưa tin về thành tựu khoa học mới của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo thành công sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư có tên GHV KSol. “Thú thực lúc đó tôi cũng bán tín bán nghi bởi thực tế đã có vô vàn chiêu trò quảng cáo vô lương tâm chỉ khiến người bệnh như tôi tiền mất tật mang chứ chẳng ích lợi gì. Xem lại lần nữa, thấy đây là sản phẩm được đưa tin trên kênh thời sự chính thống Quốc gia, có xuất xứ rõ ràng, qua nhiều phóng sự khác tôi cũng thấy nhiều bệnh nhân đã sử dụng có hiệu quả tốt nên tôi cảm thấy vững tin hơn.” – ông Chương chia sẻ.

Khi đó, biết rằng bệnh mình quá nặng rồi, dù chỉ là với một chút hi vọng mong manh, ông Chương đã quyết định gọi điện đến tổng đài 1800 6808 như thời sự đưa tin và được hướng dẫn cách sử dụng cũng như cách mua sản phẩm GHV KSol. Ông uống liên tục trong 10 ngày đã thấy cơ thể có thay đổi, không cần dùng morphin cũng không cảm thấy đau đớn dữ dội như trước nữa. Nếu trước đó, đầu ông lúc nào cũng căng như lốp xe chỉ trực vỡ thì nay vừa đỡ đau lại vừa nhẹ hơn hẳn, cảm giác ăn uống cũng ngon miệng hơn. Đây cũng chính là cơ sở để ông Chương và gia đình tin tưởng dùng tiếp.

Kiên trì sử dụng 4 tháng, ông Chương thấy người khỏe hơn hẳn và quyết định đi khám lại. Kết quả là vết loét dạ dày không còn, huyết áp cũng về mức ổn định, ăn ngon ngủ tốt, tinh thần phấn chấn lên hẳn. Bà Hoa và các con thấy thế cũng mừng, ngày ngày động viên ông đứng dậy tập đi bằng nạng. Chứng kiến cảnh mỗi lần ông Chương bước từ xe lăn xuống, bà Hoa phải dùng cả hai tay để đỡ chân bên trái của ông đặt xuống đất, sau đó lại dùng tay nhẹ nhàng nâng từng bước chân chậm rãi theo nhịp mới thấy hết sự tận tâm của bà đối với người chồng ốm yếu.

Ngày 16/8/2018, ông Chương được các con đưa đi khám lại, kết quả chụp MRI não cho thấy khối u tuyến yên 1,72cm nay đã teo không còn, chứng đái tháo nhạt cũng hết. Bạn bè chiến hữu, người thân và ngay cả bản thân ông cũng cảm thấy vô cùng bất ngờ trước kết quả này. “Giờ tôi chỉ mong ông ấy khỏe mạnh, sống ngày nào không phải đau đớn ngày đó, được sum vầy cùng con cháu thêm vài năm nữa cũng là vui và hạnh phúc lắm rồi.” – bà Hoa tâm sự.

Cũng từ thời điểm đó, ông Chương đã có thể tự đi lại bằng nạng mà không cần người đỡ, da dẻ hồng hào, cân nặng cũng trở lại mốc 61kg như khi chưa mắc bệnh. Chiếc xe lăn tình thương trước kia nay được chính tay ông cải tiến thành chiếc xe điện cùng ông rong ruổi khắp đường làng ngõ xóm, ông lại có thể tiếp tục tham gia các hoạt động cộng đồng. Điều đặc biệt là dịp đầu mùa Thu tháng 9 năm 2018, ông đã quyết định dành gần 2 tháng để theo cùng các bạn trong Hội Cựu chiến binh đi xuyên Việt thăm lại bạn hữu, chiến trường xưa và nghỉ dưỡng tại Sài Gòn, Đà Lạt, Phú Quốc… điều mà trước đây có nằm mơ ông cũng không thể nghĩ tới.

Lời nhắn nhủ của người lính già chiến thắng bệnh ung thư đã di căn - 2

Ông Chương thăm TP. Hồ Chí Minh tháng 9.2018

Từ khi chiến thắng căn bệnh ung thư, tháng 8/2018, ngày càng thấy sức khỏe tốt hơn lên, ông đã chính thức tham gia và là thành viên của Hội nhà thơ, tham gia những sinh hoạt cộng đồng và xã hội, thấy cuộc sống vui vẻ và ý nghĩa từng ngày. Dịp hè năm nay, với đôi nạng đồng hành, ông đã thành công khi đặt chân lên chinh phục đỉnh Fanxipan. Vừa mới đây, trong những ngày mùa Thu đang về, ngày 08/8/2019, khi đi khám lại, kiếm tra tổng thể, chụp cộng hưởng từ và làm các xét nghiệm, ông đã thật sự ngỡ ngàng vì một kết quả kỳ diệu - tuyến yên đã hoàn toàn bình thường các chỉ số xét nghiệm sinh hoá đều ổn định.

Lời nhắn nhủ của người lính già chiến thắng bệnh ung thư đã di căn - 3

Ông Chương chụp ảnh tại CLB Thơ và Đỉnh Fanxipan tháng 5.2019

Hơn lúc nào hết, ông biết mình đã may mắn và lựa chọn đúng giải pháp để chiến đấu với ung thư, với mong muốn những người đồng bệnh cũng được may mắn như mình, ông Chương đã xây dựng một trang viết với đầy đủ câu chuyện chân thực của mình để chia sẻ với bệnh nhân ung thư và người nhà tại đây http://www.suckhoeungthu.vn/ và cũng luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm chiến thắng bệnh tật của mình qua số điện thoại 0977 02 1950.

Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể được tư vấn trực tiếp về bệnh ung bướu và tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm GHV KSol, hoặc chia sẻ câu chuyện của mình để lan tỏa khát vọng sống đến nhiều người hơn nữa qua Tổng đài miễn cước 1800 6808 hoặc số hotline 096 268 6808 (gặp chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Thanh Hà).

Website: https://ksol.vn

Lắng nghe ý kiến chia sẻ của chuyên gia về Sản phẩm GHV KSol đã được đưa tin trên sóng truyền hình VTC tại đây:

Ý kiến chuyên gia: Đánh giá về tác dụng và hiệu quả của sản phẩm GHV KSOL

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X