Hotline 24/7
08983-08983

Lợi ích của rau mồng tơi với sức khỏe

Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng.

Chào BS,

Cháu năm nay 14 tuổi, cao 1m65, nặng 50kg da nhiều dầu và mụn (đầu đen, trứng cá, mụn cám). Lượng đường trong máu cháu cũng cao nên cháu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Trước đó cháu ăn rất nhiều đồ mặn, ngọt, chiên xào dầu mỡ. Giờ thì cháu đang tập ăn nhiều rau và trái cây. Cháu đọc rất nhiều bài báo bảo ăn rau chân vịt rất tốt nhưng lại có lượng thuốc trừ sâu cao nên cháu cũng sợ. Cháu thấy mồng tơi cũng thuộc họ hàng của nó nên muốn được hỏi BS là cháu có thể thay thế rau chân vịt bằng rau mồng tơi được không ạ? Và rau mồng tơi (sống) có thể xay sinh tố uống không ạ? Liều lượng ra sao? Mong BS giúp đỡ! Xin cảm ơn BS ạ!

(Trương Ngọc Nhi - baroed…@gmail.com)


Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Cả Đông y và Tây y đều khẳng định rau mùng tơi có tác dụng nhuận tràng. Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng.

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh. Chất nhầy pectin có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu.

Ngoài ra, mùng tươi còn trị bệnh trĩ, lợi sữa, thanh nhiệt, giải độc, trị táo bón, trị đau nhức, trị chảy máu cam, trị đầy bụng, trị tiểu buốt. Theo các bác sĩ Đông y, những người bị sỏi thận, tiêu chảy nên tránh ăn rau này.

Về cách chế biến mồng tơi, em có thể tham khảo: Mồng tơi: rau ăn, vị thuốc


Thân mến!

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X