Hotline 24/7
08983-08983

Loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Nếu bé hay đau bụng nên đưa đến cơ sở y tế chẩn khám cẩn thận vì rất có thể bé bị loét dạ dày tá tràng.

Bé Đ.M.N., 8 tuổi, nhập viện vì đau bụng vùng trên và quanh rốn kèm theo ói vài lần. Sau khi khám, BS quyết định mổ nội soi cho bé vì nghi bé viêm ruột thừa. Tuy nhiên khi vào ổ bụng thì bé chỉ bị viêm ruột thừa cấp, không tương ứng với tình trạng đau bụng của bé.

Thám sát thêm lên cao, các BS phát hiện vùng tá tràng của bé (đoạn đầu của ruột non từ dạ dày đi xuống) bị thủng một lỗ, có nhiều mủ bám xung quanh. Bé được khâu lại lỗ thủng và cắt luôn ruột thừa viêm.

Kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị nhiễm H.pylori (một loại vi khuẩn sống trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày, gây loét dạ dày tá tràng).

BS Trần Thanh Trí, phó khoa ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết: Nhờ vào nội soi, việc thám sát trở nên dễ dàng và ít gây xâm lấn hơn, bệnh nhi ít đau, bình phục nhanh hơn. Trẻ bị loét dạ dày - tá tràng thường than đau vùng quanh hoặc trên rốn, cơn đau thất thường và hay gặp về đêm, xuất hiện trước hoặc sau khi ăn.

Các triệu chứng như: ợ hơi, ợ chua cũng ít gặp và có đến 50% trường hợp đến bệnh viện vì biến chứng của loét như chảy máu, thủng dạ dày tá tràng.

Để phòng ngừa việc lây nhiễm H.pylori dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây các biến chứng đáng tiếc, phụ huynh cần cho bé ăn chín, uống sạch, đưa bé đi khám khi thấy bé hay đau bụng.

Theo BV Nhi đồng 2

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X