Hotline 24/7
08983-08983

Loại thuốc nào có thể thay thế thuốc Zapnex mà vẫn giúp ngủ ngon?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cháu hiện dùng Zapnex để điều trị tâm thần phân liệt đã hơn 2 năm. Trong 2 năm cháu không thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh và dự tính sẽ dừng thuốc trong thời gian tới. Tuy nhiên ngoài tâm thần phân liệt cháu còn bị mất ngủ nên phải dùng Zapnex mới ngủ được. Cháu muốn hỏi là để dừng thuốc mà vẫn ngủ được thì cháu có thể dùng thay thế bằng thuốc gì mà vẫn an toàn? Cháu xin cảm ơn!

Trả lời
Thuốc Zapnex điều trị tâm thần phân liệt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thuốc Zapnex điều trị tâm thần phân liệt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần nặng, người bệnh thường phải dùng thuốc trong thời gian rất dài dù không còn triệu chứng với mục đích phòng ngừa bệnh tái phát. Liệu trình dùng thuốc ở mỗi cá nhân cũng không giống nhau.

Zapnex có thành phần Olanzapine là thuốc dùng điều trị tâm thần phân liệt và các rối loạn hưng cảm nặng, sử dụng kéo dài để phòng ngừa tái phát. Khi muốn ngưng sử dụng thuốc thì nên cân nhắc giảm liều dần dần.

Mất ngủ cũng là một triệu chứng thường gặp ở bệnh tâm thần phân liệt. Em có thể cải thiện bằng các phương pháp rèn luyện tinh thần, ý chí, tập yoga, thiền định, chơi thể thao, ăn uống điều độ, tránh dùng điện thoại, máy tính trước khi ngủ ít nhất 1 giờ… Tốt nhất, em nên tái khám bác sĩ chuyên khoa để được thay đổi loại thuốc phù hợp với sức khoẻ cá nhân em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Thuốc Zapnex có dược chất chính là Olanzapine được sử dụng để điều trị các bệnh lý tâm thần/ tâm trạng (như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực). Nó cũng có thể được sử dụng kết hợp với các thuốc khác để điều trị trầm cảm. Thuốc này có thể giúp giảm ảo giác và giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn và tích cực hơn về bản thân, cảm thấy ít bị kích động, và hoạt bát hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Olanzapine thuộc về một nhóm thuốc gọi là thuốc chống loạn thần không điển hình. Nó hoạt động bằng cách khôi phục lại sự cân bằng của các chất tự nhiên nhất định trong não.

Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của điều trị (đặc biệt là khi được sử dụng cho thanh thiếu niên).

Đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngừng sử dụng olanzapine và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ phản ứng phụ nghiêm trọng:

- Cứng cơ, sốt cao, run rẩy, đổ mồ hôi, lú lẫn, tim đập nhanh hoặc không đều, nhịp tim chậm, cảm thấy như muốn xỉu;
- Co giật hay không kiểm soát được cử động của mắt, môi, lưỡi, mặt, tay và chân;
- Nói hoặc nuốt khó khăn;
- Khô miệng, khát nước, cảm thấy rất nóng (có hoặc không có đổ mồ hôi), đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu được;
- Lượng đường cao trong máu (tăng cơn khát, chán ăn, hơi thở có mùi hôi, đi tiểu nhiều, buồn ngủ, khô da, buồn nôn và nôn);
- Tê hoặc yếu đột ngột, lú lẫn, hoặc các vấn đề với tầm nhìn, lời nói, hoặc mất thăng bằng;
- Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm, lở loét trong miệng và cổ họng;
- Sưng ở tay hoặc chân;
- Những thay đổi trong tính cách, suy nghĩ hoặc hành vi bất thường, ảo giác, hoặc có suy nghĩ làm hại chính mình;
- Đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân đất sét màu, vàng da (vàng da hoặc mắt).

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

    A= Không có nguy cơ;
    B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
    C = Có thể có nguy cơ;
    D = Có bằng chứng về nguy cơ;
    X = Chống chỉ định;
    N = Vẫn chưa biết.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X