Hotline 24/7
08983-08983

Loại thuốc nào có thể gây tổn thương cho thận?

Trong quá trình trị bệnh có một số loại thuốc có thể gây tổn thương cho thận. Vậy cần cảnh giác với những loại thuốc nào và chúng gây tổn thương cho thận ra sao?

Corticoid

Khi thận suy, không tiết đủ hormon cortisol, chỉ định bắt buộc là phải đưa cortisol từ bên ngoài bổ sung lượng thiếu hụt nhằm đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi đưa cortisol từ bên ngoài trong một thời gian dài thì máu luôn có đủ lượng cortisol nên vỏ thượng thận quen dần với "sự đầy đủ giả tạo" này, không làm chức năng sản xuất cortisol nữa.

Lâu ngày không hoạt động vỏ thượng thận bị teo dần. Khi ngừng đột ngột việc đưa cortisol từ bên ngoài, cơ thể lập tức bị thiếu hụt nghiêm trọng cortisol nên cơ thể không thể duy trì các hoạt động bình thường, bị suy thận cấp dẫn tới tử vong.

Để tránh tai biến này, trong mọi trường hợp dùng cortisol chỉ được dùng với liều vừa đủ và thời gian không quá 10 ngày. Khi ngừng thuốc phải giảm liều dần, sau một thời gian mới ngừng hẳn. Thậm chí phải dùng thuốc kích thích sự hoạt động trở lại của tuyến thượng thận.

Cảnh giác với thuốc gây tổn thương cho thận 1
Thận có thể bị suy do thuốc

Kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Prostaglandin đóng vai trò trong việc đảm bảo cho máu đi đến thận. Kháng viêm không steroid ức chế việc sản xuất prostaglandin (để chống viêm, giảm đau) và do lượng prostaglandin bị giảm sút nên lượng máu đi đến thận cũng giảm theo, hoạt động thận kém hiệu quả.

Người tuổi cao, có sẵn các vấn đề về thận, đang dùng thuốc lợi tiểu mà dùng NSAIDs, người dùng liều cao và/hoặc kéo dài NSAIDs... thì dễ dẫn đến suy thận. Nhóm người thuộc các đối tượng này vẫn có thể dùng NSAIDs nhưng không nên tự ý mà nên có chỉ dẫn của thầy thuốc để tránh tai biến này.

Thuốc ức chế men chuyển

Angiotensin II làm co mạch mạnh, đồng thời làm tăng aldosteron gây tăng huyết áp. Nhóm ức chế men chuyển dùng điều trị tăng huyết áp không cho angiotensin I chuyển thành angiotensin II, giảm lượng angiotensin II trong máu, dẫn tới hạ huyết áp.

Thoạt đầu thuốc ức chế giai đoạn angiotensin I chuyển thành angiotensin II, tức ức chế một giai đoạn hoạt động trong hệ renin - aldosteron-angiotensin- (RAA). Sau đó, khi angiotensin II bị hạ xuống thấp quá thì sẽ xuất hiện phản ứng ngược làm tăng hoạt động của thận, tăng aldosteron, tăng huyết áp, giữ nước và muối (trong đó có làm tăng kali máu).

Hai tác động đến thận này của thuốc đều gây bất lợi cho thận, dẫn tới suy thận cấp. Để tránh tác hại này, lúc khởi đầu cần dùng liều thấp rồi tăng dần liều lên từng nấc cho đến khi đạt yêu cầu (hạ huyết áp) và duy trì ở liều đó.

Dùng kháng sinh aminosid

Trong các nhóm kháng sinh, aminosid là nhóm độc với thận hơn cả song mức độ tùy từng loại. Ví dụ, kamamycin gây trụ niệu và trụ hạt trong các mẫu nước tiểu trong 16 giờ đầu, nhưng không gây tổn thương thận vĩnh viễn. Trụ niệu sẽ hết khi ngừng thuốc.

Tuy nhiên, ở người suy thận, thời gian kamamycin lưu lại trong máu kéo dài. Nếu dùng kamamycin cho người vô niệu thì phải dùng cách 3 - 4 ngày một lần và giảm 50% liều dùng so với liều người bình thường.

Tobramycin độc với thận xảy ra ngay khi ở nồng độ thấp, vì vậy dùng một liều duy nhất tiêm tĩnh mạch hơn là chia ra các liều nhỏ. Với người suy thận, cần giảm liều và dùng liều theo hệ số thanh thải creatinin. Amikacin rất độc với thận, tránh dùng lặp lại, khi dùng cần phải theo dõi nồng độ amikacin máu trong thời kỳ dùng thuốc.

AloBacsi.vn
Theo DS. Bùi Văn Uy - Sức khỏe và đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X