Nhiễm cả sởi lẫn cúm

Khoa Nhi, BV Bệnh nhiệt đới TƯ từ đầu năm đến nay đã ghi nhận gần 150 ca sởi, đồng thời với đó là hơn 500 bệnh nhi mắc cúm A/H1N1. Có những bệnh nhân đồng nhiễm cả 2 loại virus này trong cùng thời gian, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Như trường hợp cháu bé Lê Gia Bảo (7 tháng tuổi, ở quận Đống Đa), đầu tháng 4 đã bị mắc cúm

Hơn 100 ca tử vong do liên quan đến sởi tại BV Nhi TƯ: Có những ca đồng nhiễm cả sởi và cúm.
A/H1N1, điều trị tại BV Saint Paul. Ra viện được vài hôm lại viêm phế quản, cháu được đưa vào BV Bệnh nhiệt đới TƯ và đã được chẩn đoán bị sởi và có biến chứng viêm phổi.

Những hôm bệnh nặng, khi sốt cao rực người đến 40oC, lúc bé lại rét run, khó thở đến rút hõm lồng ngực. Đến nay đã qua ngày thứ 13 điều trị cúm, bé đã tươi tỉnh, tự bú lại được. Tuy ban sởi đã bay hết, nhưng còn nhiều đờm, nên bé phải điều trị thêm vài ngày nữa.

Theo PGS – TS Bùi Vũ Huy – Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết: Tỉ lệ bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 có biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp điều trị tại BV khoảng 20%.

Ở những người nhiễm cúm, sau đó lại bị sởi, biến chứng viêm phổi thường xuất hiện sớm hơn vào ngày thứ 2 – 3 khi phát ban, thay vì vào ngày thứ 5 – 6. Lý do là khi mắc bất cứ virus nào, cơ thể sẽ suy giảm miễn dịch, khả năng chống lại bệnh tật kém hơn nên dễ mắc các bệnh khác, đặc biệt là bệnh đường hô hấp, viêm phổi.

50% bệnh nhân viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp là do virus cúm

Theo GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ: Kết quả giám sát cúm cho thấy, trong 2 tháng qua, 2 chủng cúm đang lưu hành chủ yếu là A/H1N1 (năm 2009) và cúm B. 

Trong số bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng và viêm phổi nặng hiện nay, hơn 50% có nhiễm virus cúm. Trong đó, cúm A/H1N1 chiếm tới hơn 70%. Những đối tượng có nguy cơ diễn biến nặng, hoặc có biến chứng khi mắc cúm H1N1 vẫn là trẻ em, phụ nữ có thai, những người bị bệnh mãn tính (tiểu đường, HIV, hen…).

Ngày 24/3, BV Bạch Mai vừa cho ra viện một bệnh nhân cúm A/H1N1 sau tròn 1 tháng điều trị. Chị Bùi Thị Lan Hương (30 tuổi, ở Quảng Ninh, đang có thai 35 tuần) từ ngày 18/3 đã có biểu hiện cúm. Tự điều trị 5 ngày không khỏi, lại khó thở nhiều hơn nên chị đã được đưa vào BV đa khoa Bãi Cháy, rồi chuyển lên khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai. 

Tại đây, bệnh nhân vẫn ở trong tình trạng nguy kịch, suy hô hấp cấp tiến triển, liên tục đe dọa tử vong mặc dù được áp dụng những phương pháp điều trị hiện đại nhất. Thai nhi cũng phải được mổ đẻ cấp cứu để cứu tính mạng và ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy não. Chỉ khi BV Bạch Mai

Không nên tiêm cùng một lúc các vaccine sống như sởi và cúm, vì điều này làm giảm đáp ứng miễn dịch của nhau, nên cách nhau khoảng 1 tháng.

sử dụng phương pháp cuối cùng là liệu pháp tim, phổi nhân tạo, kết hợp với truyền chế phẩm máu và các biện pháp hồi sức tích cực khác cho bà mẹ, hoạt động của phổi mới tiến triển tốt dần lên.

Tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ, ca tử vong do cúm A/H1N1 mới nhất ghi nhận được ngày 23/3 cũng là một thai phụ mang thai tháng thứ 5 tên là V.T.L ( ở Thanh Hóa) nhiễm cúm A/H1N1, sau đó rơi vào suy hô hấp nhanh chóng. Sau 7 ngày điều trị không có tiến triển, bệnh nhân đã tử vong. Trước đó đêm 17/3 một bệnh nhân nữ 79 tuổi ở Bắc Giang nhiễm cúm A/H1N1 bị viêm phổi nặng, viêm cơ tim nặng nên gia đình đã xin về.

Cũng như sởi, dịch cúm diễn biến có tính chu kỳ, thường lây lan mạnh trong thời tiết lạnh ẩm, thuận lợi cho virus phát triển mạnh. Theo GS Hiển, tiêm phòng vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả duy nhất hiện nay, bên cạnh các biện pháp dự phòng khác như vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và thông thoáng nơi ở và nơi làm việc.

Không nên tiêm cùng một lúc các vaccine sống như sởi và cúm, vì điều này làm giảm đáp ứng miễn dịch của nhau, nên cách nhau khoảng 1 tháng. 

GS Hiển cũng cho rằng: Các biện pháp phòng dịch sởi hiện nay cũng có tác dụng tích cực làm giảm khả năng đồng nhiễm nhiều loại virus đối với người bệnh, do đó cũng giảm nguy cơ biến chứng và tử vong.