Hotline 24/7
08983-08983

Lo ngại khi ngày “đèn đỏ” kéo dài

Chu kỳ “đèn đỏ” của bạn kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 80ml.

Tình trạng này có thể là do rong kinh cơ năng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm của hệ sinh sản.


Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc và điều trị tốt nhất cho tình trạng rong kinh của bạn nhé:

Cảm nhận ngày “đèn đỏ” kéo dài

Bạn có thể cảm nhận rõ ràng về việc lượng máu chảy nhiều hơn, có thể xuất hiện các cục máu đông trong kỳ “đèn đỏ”. Đồng thời, bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng thiếu máu rõ hơn như mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, xanh xao, yếu cơ, và khó thở...

Những yếu tố gây ra chu kỳ kinh nguyệt kéo dài

Chu kỳ kinh nguyệt phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Hoạt động của các tuyến như: tuyến yên và buồng trứng.

- Chế độ dinh dưỡng, yếu tố tâm sinh lý, bệnh lý và do việc sử dụng thuốc.

- Kinh nguyệt kéo dài thường gặp ở những phụ nữ bị béo phì, tăng cân.

- Chị em sinh con nhiều lần, hút thuốc lá, sắp mãn kinh, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mãn tính, bệnh lý tim mạch, bệnh thận, bệnh lupus ban đỏ...

- Do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung…

Hậu quả của kinh nguyệt kéo dài

Kinh nguyệt kéo dài nếu không điều trị hoặc điều trị không kịp thời sẽ gây mất máu dẫn đến thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược...

Nếu để tình trạng kinh nguyệt kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm sinh dục. Khi đó, vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này.

Về mặt tâm lý, khi bị kinh nguyệt kéo dài người phụ nữ sẽ luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.

Cách chuẩn đoán tình trạng rong kinh

Để biết chắc chắn tình trạng rong kinh của bạn là cơ năng hay thực thể, bạn cần tiến hành các xét nghiệm và thăm khám sau:

- Xét nghiệm công thức máu

- Xét nghiệm Pap

- Sinh thiết nội mạc tử cung

- Siêu âm

- Chụp tử cung vòi trứng

- Nội soi buồng tử cung.

Rong kinh ngày càng phổ biến, khiến chị em có phần lơ là, cho rằng nó không nguy hiểm.

Lưu ý:

Bạn không nên tự tiện mua thuốc uống vì nó có nhiều tác dụng phụ như: đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, đau lưng hoặc đau cơ... Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch cần thông báo với bác sĩ trước khi uống các loại thuốc cầm máu này.



Trên thực tế, rong kinh gây nhiều hậu quả nghiêm trọng vì kể cả khi nó chỉ là rong kinh cơ năng, nó cũng làm cho cơ thể bạn thiếu máu do thiếu chất sắt.

Về lâu về dài, rong kinh không được điều trị sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là cho những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

Với rong kinh thực thể, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Vì thế, chị em đừng coi thường khi bị rong kinh, hãy thăm khám sớm để được điều trị đúng cách và đạt hiệu quả sớm.

Điều trị "đèn đỏ" kéo dài tạm thời và hiệu quả bằng thuốc

Một vài cách điều trị tạm thời sau cho bạn tham khảo. Tuy nhiên, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để sử dụng hiệu quả nhất:

- Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): các loại thuốc này có thể giúp cơ thể giảm tổng hợp prostaglandin, chất có liên quan đến co thắt và xuất huyết tử cung vì thế có thể giảm 20-49% lượng máu mất để tình trạng rong kinh diễn ra nhẹ nhàng hơn cho đến khi giảm hẳn.

- Bổ sung sắt: bổ sung sắt để ngăn ngừa và điều trị tình trạng thiếu máu. Bạn có thể bổ sung sắt bằng dạng viên nén 1 lần mỗi ngày sau bữa ăn để tránh táo bón. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm giúp bổ sung chất sắt cho cơ thể như thịt bò, rau bina, ngũ cốc, các loại sò, hạt bí....

- Thuốc có tác dụng cầm máu Axit tranexamic: đây là thuốc được dùng được sử dụng rộng rãi để điều trị các rối loạn xuất huyết, trong đó có rong kinh.

- Dùng thuốc tránh thai hằng ngày: thuốc tránh thai có thể điều trị rong kinh vì chúng hoạt động theo cơ chế ức chế các hormone FSH ở tuyến yên để ngăn sự rụng trứng.

Theo K.A - Sức khỏe gia đình

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X