Hotline 24/7
08983-08983

Livestream: Nhờ men nào tim, mạch vừa dẻo vừa dai?

Vì sao lại có cục máu đông trong mạch để đời bỗng bất ngờ là “bể khổ”? Phương pháp ngăn khối huyết đông trong mạch? Làm thế nào để đột quỵ đừng kêu tới tên mình... Những thắc mắc của quý vị độc giả được BS lương Lễ Hoàng giải đáp trong buổi livestream trên AloBacsi ngày 24/10/2019.

PHẦN 1: TỌA ĐÀM

MC Kim Ánh: Nếu nói một cách ngắn gọn, nguyên nhân nào khiến dòng máu ứ đọng làm thuyên tắc mạch máu rồi dẫn đến thiếu máu cục bộ rồi hoại tử?

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng: Trong vấn đề sức khỏe, ta phải bàn về nghiêm trọng hay không thì không thể không nhắc đến tiêu chí có nhiều người là nạn nhân hay không? Nói một cách tương đối thì hiện nay khó tìm được một gia đình nào mà không có một thành viên đã từng đột quỵ, thậm chí đột tử vì nhồi máu cơ tim. Nói vì trái tim dở quá, không đúng. Trái tim là một cơ quan có sức chịu đựng, và sức bù trừ rất khéo để có thể mỗi ngày làm việc liên tục không ngừng 1 giây nào kể cả khi đi ngủ. Để một lượng máu khổng lồ chạy liên tục trong nhiều ngày, trong mạng lưới mấy ngàn cây số mạch máu, từ những mạch máu lớn dễ thông thoáng hơn, cho đến những mạch máu nhỏ li ti dễ tắc nghẽn, chẳng hạn ở não bộ, đáy mắt, cầu thận hoặc thành trái tim.

Vậy tại sao lai có chuyện tắc? Thật sự có quá nhiều nguyên nhân khiến cho vùng máu bị ứ lại. Nhưng nếu nói một cách đơn giản, dễ hiểu thì vùng máu tựa như vòng xe lưu thông. Nếu xe cộ lưu thông thông thoáng thì chắc chăn ai cũng vui vẻ. Nhưng nếu bất ngờ có một vụ tai nạn giao thông nào đó khiến cho các bên đứng lại cãi cọ thì dù có thể tai nạn đó rất tầm thường, nhưng cái chốt tắc nghẽn đó có thể gây phản ứng dây chuyền khiến cho đoàn xe ở phía sau dậm chân tại chỗ, trong khi  phía trước của điểm tắc nghẽn rất thông thoáng. Đó chính là những hệ quả vô cùng đáng tiếc có thể xảy ra. Chúng ta phải làm sao để điểm tắc nghẽn này đừng hiện diện quá lâu, đừng gây tác hại quá nặng.

Nguyên nhân khiến máu tắc nghẽn trong vùng máu, chính là cục máu đông cũng tương tự như vậy. Nói theo ngôn ngữ bình dân, cục máu đông lãng xẹt, cụ máu đông vô duyên không ai cần bỗng nhiên xuất hiện và gây trở ngại. Chính vì chỗ gây trở ngại đó làm dội ngược lại khiến trái tim ráng đẩy máu cho qua chỗ đó thì trái tim mau mệt hơn, đẩy qua cũng không được vì nó đóng chốt ở chỗ ác liệt quá, và sẽ xảy ra hệ quả nghiêm trọng, như dồn lại căng lên xảy ra tình trạng nhuyễn não, thậm chí xuất huyết. Trên thành tim, vùng xung quanh bỗng nhiễn thiếu dưỡng khí và đi đến chỗ hoại tử, cuối cùng nạn nhân nhận được chẩn đoán chẳng khác nào một bản án nặng, đó là nhồi máu cơ tim.

MC Kim Ánh: Vì sao lại có cục máu đông trong mạch để đời bỗng bất ngờ là “bể khổ”?

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng: Thật sự thì người ta đừng vội kết tội cho cục máu đông. Nếu cơ thể người ta không phản ứng với dạng cục máu đông thì lúc đó cũng khổ hơn nhiều nữa.

Cơ chế đông huyết nó đã có từ khi có mặt con người trên địa cầu này và nó là cơ chế để phòng vệ nói đúng hơn khi người ta xuất huyết. Thì đằng này khi có tình trạng gọi là xuất huyết thì cơ thể phóng thích ra một hiệu lệnh là phải làm sao có cục máu đông để đóng chốt lại để cầm máu lại. Chứ không phải lúc nào người ta cũng có sẵn bông gạc cầm máu.

Nếu tình trạng xảy ra ở ngoài ra khi người ta có vết thương thì cũng may mắn. Cái này xảy ra là điều trái ngược, nghịch lý là cái cục máu đông đó nhận được 1 cái kích ứng và 1 phản ứng sai lệch. Sau đó bỗng dưng các thành phần cần thiết để làm ra cục máu đông như sợi đông huyết, tiểu cầu, nhiều chất khác nữa kết lại thành một cái khối, mà nó lại kết lại ngay trong mạch máu mà không có tình trạng nguy cơ xuất huyết gì hết.

Kết quả là cục máu đông đó làm tắc nghẽn, nguy cơ dòng máu gây ra những phản ứng nghiêm trọng chẳng hạn như đột tử, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Vậy điều đáng nói ở đây là mình làm sao để đừng có để xảy ra tình trạng có xuất hiện 1 cục máu đông trong một dòng máu đang lưu thông. Nhưng không có nghĩa mình dẹp đi phản ứng đông máu, như vậy nếu có trường hợp xuất huyết thì sao.

Nếu xuất huyết nhẹ do đụng chạm ngoài da hay thương tích, hay với những người viêm loét dạ dày tá tràng họ rất dễ xuất huyết trên đường tiêu hóa. Mà nếu bây giờ chống không cho đông máu thì coi chừng chưa được cái này mất cái kia.

Thì người ta sẽ phải cân nhắc một liệu pháp làm sao để cho cục máu đừng đông trong mạch nhưng đông ở chỗ khác nếu như cần thiết.

MC Kinh Ánh: Huyết khối nội mạch dẫn đến những hậu quả tai hại nào, thưa BS?

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng: Thông thường cục máu đông không xuất hiện ngay tức khắc, tức là ngay trong mạch máu nhỏ hay mạch máu ở vị trí khúc khuỷu, nó sẽ xuất hiện ở mạch máu lớn, bởi trong mạch máu lớn nhưng cục máu đông kích thước nhỏ thì nó sẽ trôi theo dòng máu, chỉ là dòng máu sẽ chảy chậm thôi. Nhưng nó sẽ có cơ hội kéo theo những chất khác như tiểu cầu, sợi đông huyết để khối cục máu đông càng lúc càng lớn và đồng thời theo dòng máu nó sẽ đi tìm những mạch máu lớn và đi đến những mạch máu nhỏ, càng lúc càng nhỏ.

Mình có thể hình dung cục máu đông càng lúc càng lớn về kích thước đi lần vào những ngõ hẻm nhỏ thì cách nào cũng đống chốt và chật cứng lại làm cho máu không thoát qua chỗ đó được. Sự hiện diện của cục máu đông khi chảy trong mạch máu nhỏ và cà vào mặt trong của mạch máu thì sẽ khiến trầy xước và như vậy nó sẽ bám vào. Có thể tưởng tượng mặt trong của mạch máu trơn láng, đẹp, co giãn đàn hồi thì khối máu đông có thể chạy ngang. Đằng này có nó chỗ vướng lại, kết quả là nó sẽ làm tắc mạch máu. Khi tắc mạch máu thì có nghĩa lượng máu đưa đến những điểm kế tiếp mang theo dưỡng khí, dưỡng chất và kéo đi những phế phẩm đã đưa về và đi xử lý cơ quan khác thì đều bị ứ động lại. Tình trạng thiếu dưỡng khí, thiếu dưỡng chất và thừa phế phẩm chính là đòn bẩy khiến những vùng mô và xung quanh đó thiếu máu, hoại tử.

Tình trạng hoại tử chính là lời giải thích tại sao bị đột quỵ, bị tai biến mạch máu não bởi do vùng não thiếu dưỡng khí, tệ hơn nữa là bị nhồi máu cơ tim, đột tử là vì vùng mô trên thành cơ tim bỗng dưng thiếu máu, nói theo ngôn ngữ bình dân đó là tím bầm đi và cuối cùng nó bị hư hoại. Cái quan trọng ở đây chính là phải làm sao để không có cục máu đông, đồng thời để vùng máu phải giữ được độ loãng lúy tưởng để lỡ có cục máu đông li ti thì nó chạy mất.

Thứ hai nữa là làm sao để mạch máu bảo vệ được phía trong mạch máu, để thành mạch máu không bị thương tích, không bị trầy xước để không vướng lại. Đó chính là yếu tố đảm bảo hệ tuần hoàn chạy ngon ơ, không kẹt xe, chứ không chỉ tập trung vào chuyện phá tan khối máu đông hay làm sao để máu thiệt loãng. Trong trường hợp cấp bách thì phải làm vậy, nhưng không phải là giải pháp thượng sách, bởi vì “giọt máu đào” cách mấy cũng hơn “ao nước lã”.

MC Kim Ánh: Để dòng máu khỏi vướng cục máu đông, dùng thuốc chống đông máu có là giải pháp thượng sách?

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng: Để giải quyết một vấn đề liên quan đến tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim mà được như vậy thì đỡ biết mấy.

Cái giải pháp vừa nói là giải pháp phải thực hiện khi trong trường hợp bất khả kháng. Trường hợp có thể nói là chẳng đặng đừng khi người ta đã giữa lưng sát vách.

Tôi đã phân tích trong phần đầu đó là người ta phải ráng đừng cho cục máu đông trong mạch.

Nhiều khi mình nghĩ đơn giản thôi người ta cứ cho thuốc chống đông máu thì nó sống, đúng vậy. Trong trường hợp bệnh nhân phải nhập viện vì lý do cấp cứu, trong khi đó thầy thuốc bắt buộc phải sử dụng liệu pháp như thế.

Nhưng về lâu về dài, trái lại bệnh nhân sẽ phải đối đầu với một tình trạng như là sợ xuất huyết, bởi vì xuất huyết cầm không được. Người ta làm một liệu pháp là ức chế hẳn không cho đông máu nữa.

Đó là chưa kể lúc đầu người ta sử dụng chất làm cho không thể đông máu được, cấm không cho đông máu như coumarin chẳng hạn thì người ta nhận thấy nó không đơn giản nếu người ta dùng năm này qua tháng khác. 

Mà một bệnh nhân đã vấn đề với cục máu đông thì chắc chắn không phải bệnh nhân uống thuốc theo kiểu thuốc cảm ngày một ngày hai hay là khi nào đau mới uống, mà sẽ điều trị lâu dài.

Thế thì điều trị lâu dài nó sẽ dẫn đến một số phản ứng phụ. Sau này khi người ta kiếm ra được những cái nó nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn như axit terpin liều thấp hay là những chất khác nữa. Thì những chất đó khi dùng dài lâu vẫn làm cho người ta ghi nhận những phản ứng phụ của những hóa chất tổng hợp như thế.

Điều may mắn là sau này càng lúc càng có nhiều thầy thuốc, ngoại trừ trường hợp đang “dầu sôi lửa bỏng” phải chữa cháy bằng được, thì người ta áp dụng những họat chất sinh học không có tác dụng là ức chế hẳn phản ứng đông máu. Mà giữ cho máu có độ loãng lý tưởng và làm cho các yếu tố mà nó có khuynh hướng hay gặp nhau là “rủ rê” kết lại thành một khối để cục máu đông đó. Những yếu tố đó nó rời ra, nó đừng dính lại với nhau.

Thứ ba người ta bảo vệ thành mạch máu để nếu như trong máu có sệt một chút, có một cục máu đông nho nhỏ thì nó cũng vẫn chạy qua được. Thì đó là cơ sở hiện nay càng lúc càng có nhiều thầy thuốc áp dụng các hoạt chất sinh học. Nếu nói theo ngôn ngữ y học cổ truyền ngày xưa là làm cho máu của mình nó hoạt động, gọi là hoạt huyết.

Bây giờ người ta biết được là những chất ảnh hưởng trên hệ tuần hoàn thậm chí viêm mạch là ảnh hưởng trên những mạch máu rất nhỏ. Nguy hiểm khi tắc mạch máu là tắc ở những chỗ nhỏ chứ không phải dễ gì một sớm một chiều tách ngay mạch máu lớn.

Và một trong những hoạt chất hiện nay đang rất được đưa chuộng đó chính là men Nattokinase mà người ta tìm thấy được trong kho tàng kinh nghiệm y học dân gian. Đặc biệt của người Nhật người ta phát hiện được tác dụng của nó là chống cục máu đông ở trong mạch. Nhưng nó không ảnh hưởng trên chuyện là khi người ta cần đông máu thì vẫn đông mạch.

MC Kim Ánh: Có cách nào để ngăn khối huyết đông trong mạch hay phải đành phó mặc cho may rủi?

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng: Trước đây tưởng chừng như bất khả thi nên thầy thuốc đành phải trông mong vào tác dụng chống đông máu của cumarin, hoặc nhẹ hơn chút với làm máu loãng như aspirin. Nhờ nhiều công trình nghiên cứu, nhờ quan điểm tim về kho tàng kinh nghiệm của y học dân gian nên thầy thuốc hiện nay đã có trong tay một số hoạt chất với tác dụng “2 trong 1”, vừa giữ máu loãng nhưng không ngăn phản ứng chống đông huyết, vừa phân giải cục máu đông trước khi huyết khối thành hình. Một trong số đó với tác dụng nổi bật đã được xác minh hiệu năng qua nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng chính là men Nattokinase trong đậu nành lên men (một món ăn của Người Nhật hơn 1.000 năm qua).

MC Kim Ánh: Bác sĩ vừa đề cập đến men natto. Đây là loại men rất gắn bó với người dân Nhật Bản, họ thường ăn sáng bằng men đậu nành. Nó không chỉ là một loại thực phẩm mà được xem như mỹ thực  của người dân Nhật Bản. Bác sĩ có thể chia sẻ thêm về loại men này như điểm hay ho cũng như tại sao người ta nói trong men natto này có enzym gấp 4-5 lần so với enzym nội sinh của chúng ta trong việc điều trị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim?

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng: Thật sự với một người trong cơ thể đã xuất hiện nguy cơ đông máu trong mạch thì thường là do các men chống lại tình trạng đó không đủ, không hiệu quả. Điều may mắn là người ta nhận thấy trong dân gian và nghệ thuật gia chánh, người Nhật có món đậu nành lên men có nhiều men nattokinase.

Người phát hiện ra nó - bác sĩ Sumi Hiroyuki ghi nhận: lúc đầu để cục máu đông chung trong môi trường có nattokinase thì nó làm tan rất nhanh. Sau một thời gian dài người ta nhận ra được men này có tác dụng chống cục máu đông, làm tan cục máu đông, làm máu có độ loãng lý tưởng. Khi bác sĩ Sumi công bố vào đầu những năm 90 và cho đến ngày hôm nay, chúng ta đã hiểu hơn và bào chế ra nhiều thành phẩm chứa nattokinase với những công trình nghiên cứu và số lượng bệnh nhân đáng tin cậy.

Hiện nay không chỉ ở Nhật mà nhiều quốc gia châu Âu cũng áp dụng nattokinase như một nhân tố trong phác đồ điều trị để hỗ trợ bệnh nhân tim mạch. Đi xa hơn nữa người ta dùng nó như hoạt chất sinh học cho những người có nguy cơ gặp trục trặc với cục máu đông.

PHẦN 2: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CỦA KHÁN GIẢ

Bạn đọc Nguyễn Trâm

Tôi có nghe nói một cụm từ trong đột quỵ là thời gian bằng với tổn thương não. Tại sao lại như vậy và làm sao để khắc phục tình trạng này? Hạn chế được tổn thương não trong thời gian vàng đó hay không? Mong bác sĩ giải đáp.

BS Lương Lễ Hoàng: Khi người ta bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim, thì thời gian đầu tiên là để tiến hành động tác sơ cứu, sau đó cấp cứu là tính từng giây. Ở các nước có nền y tế cấu trúc tiên tiến, người ta phải thậm chí cấp cứu ngay tại nhà bệnh nhân. Sau đó qua giai đoạn thứ 2 là trên xe cấp cứu rồi mới đến trung tâm cấp cứu.

Tất nhiên là với hình ảnh đó, trong bối cảnh xứ mình thì thấy được xác suất có thể điều trị hiệu quả là thấp và tỉ lệ tử vong cao. Vì thường thường bệnh nhân xứ mình, người ta thường phát hiện trễ hơn, có khi xảy ra rồi vẫn chưa có chịu kêu xe cấp cứu. Rồi sau đó họ kêu được xe cấp cứu thì xe lại đến không được vì kẹt xe chẳng hạn. Do đó, ở đây cái quan trọng là người ta hiện nay và cả thế giới cổ động là đừng có xem thường bệnh tim mạch như đột quỵ hay đột tử và giải quyết nó ở ngoài khuôn viên của bệnh viện. Nếu mình sống, làm sao để giữ được mạch máu.

Cuối cùng, có nhiều cái đưa ra là tôi phải làm gì đây thì có nhiều danh sách dài nhưng tính lại cho cùng, nếu người ta gom lại những biện pháp mà có thể nói là trong tầm tay thì mình ráng sống làm sao để cho dòng máu đừng đậm đặc lại. Sống làm sao để giữ cho máu không chỉ phải có độ loãng lí tưởng mà các thành phần mỗi lần mà mình căng thẳng để khiến cơ thể diễn dịch sai lầm, chẳng hạn như mình stress quá thì cơ thể cũng xem đó như một nguy cơ xuất huyết và ra một tín hiệu là chất tên là songbosan ra lệnh đông máu liền không khi không cần thiết phải đông máu. Cho đến khi nhận phản ứng bị sai lệch thì muộn mất rồi, đã đứt mạch máu.

Như vậy phải sống làm sao đừng để cơ thể diễn dịch thành một dạng stress và xuất huyết.

Thứ ba là mình phải xem tất cả các yếu tố để dẫn đến bệnh tim mạch để mình ức chế được thì hay còn không mình trung hòa nó đi. Chứ mình đừng trông mong là thiếu máu cơ tim rồi hay là não có tình trạng nhũn não rồi mình mới suy nghĩ cách mình điều trị làm sao.

Trong bệnh tim mạch, cái câu “nước đến chân mới nhảy”, câu đó không còn trúng. Bởi vì, khi có bệnh tim mạch thì lúc đó không còn nhảy nhót gì được nữa, chỉ mong người ta khiêng về phòng cấp cứu kịp thì thôi.

Tất cả các yếu tố khác mà Việt Nam mình cần lưu ý đến là làm sao đừng béo phì, ít vận động trước máy tính, truyền hình, làm sao để huyết áp ổn định, làm sao đừng để bệnh tiểu đường đánh lén, làm sao để có một giấc ngủ bình yên. Phải nhờ là khi người ta có được một giấc ngủ bình yên thì các chất gây hại đều bị ức chế hết.

Tất nhiên, lời khuyên của thầy thuốc là hoàn toàn trên lý thuyết, còn trong cuộc sống thì phải áp dụng câu khác, là “đèn nhà ai đó sáng” thôi. Có điều chắc chắn, nếu không tìm cách ngăn bệnh tim mạch sớm thì cách mấy mình cũng bị bệnh tim mạch.

Khán giả Kiều Minh

BS ơi, chế độ ăn uống như thế nào thì tốt cho mạch máu và tim mạch? Gia đình em rất quan tâm bởi những câu chuyện đột quỵ /nhồi máu cơ tim ạ.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng: Yếu tố thật sự nghiêm trọng hơn nhiều do chính bạn đề cập chính là sự lo lắng. Vonte có một câu rất hay: Lo quá, sợ quá tự nó làm cho bệnh khó chữa. Đầu tiên bạn nên sống không lo lắng, nghĩa là trong cuộc sống hiện nay, rõ ràng bị bệnh không phải dễ. sự lo lắng không giúp ích được gì khi mắc bệnh.

Thứ hai, về ăn uống, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não khó xảy ra nếu mãu loãng vừa phải. Câu hỏi đặt ra ở đây: ăn gì tốt cho tim? Theo tôi trình tự đó phải đảo ngược, uống mới quan trọng. Uống ở đây là uống đủ lượng nước, có những món ráng đừng uống như bia, rượu. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá rượu bia đang đứng hàng thứ ba trong các yếu tố dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột tử, đột quỵ. Một người sau bữa nhậu về nhà đi tắm, khi bước ra (do thay đổi nhiệt độ sau khi tắm), những mạch máu ở trong lồng ngực co thắt lại, kết quả là khá nhiều người còn trẻ đột tử sau khi nhậu. Có nhiều người không hiểu có khi chỉ cần uống đủ nước đã giúp họ vượt qua bệnh tim mạch.

Về các món ăn, các chuyên gia phân tích nên lựa món này món kia có L-carnitine tốt cho tim, Lecithin tốt cho hệ thần kinh… Các món ăn tôi khuyên cho những người muốn tránh bệnh tim mạch là dựa trên một kết quả nghiên cứu uy tín, đó là mình ăn món nào cảm thấy vui, khỏe thì lựa món đó; đừng ăn món nào gượng gạo vì nghe lời  là tốt, bổ nhưng nuốt không vào.

Quan trọng nữa là nội tiết tố endorphin, serotonin sau một bữa ăn được phóng thích ra nhiều khi không sợ bị bệnh tim. Trái lại, nội tiết tố adrenaline, dopamine làm mạch máu co thắt, vùng máu đông đặc, làm cho cục máu đông xuất hiện. Vậy phải lựa món ăn nào, bàn ăn nào mình ăn xong thấy vui thì khi đó trái tim cũng vui theo.

Bạn đọc hỏi fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời

Nãy giờ bác sĩ có đề cập đến 1 loại men rất hay đó chính là men Nattokinase. Bạn này muốn sử dụng cho người mẹ ở nhà, mặc dù chưa có dấu hiệu đột quỵ hay nhồi máu cơ tim thì có được không? Cách sử dụng như thế nào hợp lý? Xin mời bác sĩ.

BS Lương Lễ Hoàng: Thật sự thì men Nattokinase thì mình sử dụng trong món ăn thì hơi mất công mình thôi. Với lại cái lượng trong thức ăn nó không bằng làm giàu hàm lượng dạng thành phẩm chẳng hạn. Đối với người chưa bị tim mạch thì khi bước vào tuổi 50-60 thì thường xuyên sử dụng loại men này là rất nên làm. Tất nhiên là nên có sự tham vấn của bác sĩ và sau một thời gian sử dụng thì nên có sự đánh giá của bác sĩ là độ loãng máu có lý tưởng không hay loãng quá chẳng hạn. Do đó, việc sử dụng là rất nên làm. Bởi vì nó là một trong những nhân tố để giúp ngăn ngừa giảm đột quỵ hay đột tử.

Bạn cũng sẽ phải đồng ý rằng người ta tìm mọi cách để phòng ngừa. Còn việc phòng ngừa được hay không thì dựa vào nhiều yếu tối khác nhưng không phòng ngừa thì sớm muộn gì cũng bị bệnh.

Bạn đọc Doctor

Tôi thấy bác sĩ đề cập một vấn đề khá quan trọng, đó là làm sao tăng sự dẻo dai của mạch máu, và làm sạch lòng máu của mình, điều đó sẽ giúp ngừa tình trạng đột quỵ. Bác sĩ có thể nêu rõ giải pháp này được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng: Mặt trong của mạch máu, ngoại trừ trường hợp chấn thương, thì mặt trong này khó bị thương tổn bởi các yếu tố ngoại lai. Hiện nay tình trạng xơ vữa mạch máu xảy ra quá sớm. Theo các thống kê trước đây thì bệnh tim hiện nay không còn khuynh hướng phân biệt nam nữ, càng lúc càng trẻ hóa. Đã có những ghi nhận các trường hợp đột tử, đột quỵ khi tuổi đời còn rất trẻ.

Sở dĩ có chuyện này bởi mặt trong của mạch máu bị công kích thường xuyên bởi những gốc oxy hóa. Những gốc oxy hóa này không phải do nhập vào mà do cơ thể của chính nạn nhân tạo ra. Đó là do dùng dưỡng khí nhiều, suy nghĩ nhiều, tính toán nhiều…. làm cơ thể tạo ra chất này. Và nó công kích không ngừng tất cả những chỗ nào có thể công kích và tìm các chỗ bám vào để sống được. Một trong những điểm mà “nó” rất thích đó là mặt trong của mạch máu. Những mạch máu khi đã bị thương tổn sẽ mất đi tính mềm dẻo, và các tạp chất khác ở trong mạch máu sẽ xuất hiện như mỡ máu, acid uric…

Người ta đã chứng mính nếu một người có mặt trong của mạch máu hoàn toàn ở trạng thái tốt, thì cho dù cholesterol có cao thì sẽ không bị xơ vữa. Ngược lại một người có lượng mỡ máu bình thường nhưng vì mạch máu co thắt thái quá, máu đậm đặc quá, mặt trong mạch máu có chỗ trầy xước thì khi đó vẫn có mảng xơ vữa.

Bên cạnh sử dụng men nattokinase có tính kháng oxy hóa để vừa trung hòa các chất gốc oxy hóa vừa bảo vệ mặt trong mạch máu không bị các chất này bám vào, giữ cho máu có độ loãng lý tưởng. Ngoài men nattokinase thì chúng ta có thể tìm đến trong các món như rau cải, trái cây… nếu được trồng an toàn. Nếu mình có chế độ ăn như thế, và nhất là giảm các chất oxy hóa do chính mình tạo ra thì mình đã bảo vệ mặt trong của mạch máu. Giống như ngôn ngữ của bóng đá, người ra vẫn có cơ hội để ghi bàn nếu như hậu vệ của mình vững như đá. Vậy thì làm sao giữ cho mạch máu đừng  bị thương tổn, đó chính là xây dựng một đội bóng với hàng hậu vệ và phòng ngự hiệu quả.

Bạn đọc hỏi fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời

Trên thực tế những người bị đột quỵ, khi bắt đầu những triệu chứng của đột quỵ thì người ta cũng không biết hoặc nhiều người nghĩ rằng đó là bị trúng gió chẳng hạn cho nên không xử lý đúng cách và không biết xử lý như thế nào. Phát hiện ra người bị đột quỵ thì gia đình nên làm gì và dấu hiệu nào để phát hiện có tình trạng đột quỵ như vậy?

BS Lương Lễ Hoàng: Thực sự trong ngành y, những triệu chứng cảnh báo đột quỵ và đột tử nó mơ hồ hơn những gì được mô tả trong sách. Chẳng hạn như người ta thấy nói khó, đau đầu, cánh tay giơ lên khó khăn thì người ta đừng xem thường chuyện đó. Trái lại nên áp dụng nguyên tắc là thà mình hố hơn là chậm, nhất là trong bối cảnh bệnh viện thì quá tải, phòng khám thì chờ đợi. Đặc biệt trong bệnh tim mạch, đột tử, tai biến mạch máu não… chậm 1 bước đã là quá chậm rồi.

Nếu thấy tôi không khỏe thì nên đến thầy thuốc xin tầm soát xem mỡ máu có tăng không, men gan có tăng không, huyết áp của tôi ra sao… chứ đừng nghĩ rằng cái này là bệnh nhẹ. Theo cảnh báo của WHO, chính vì nghĩ mình bệnh nhẹ nên tỷ lệ hiện nay vào phòng cấp cứu vẫn còn khá cao, tương đương tỷ lệ tử vong rất cao.

Thứ hai nữa là đừng nghĩ nó thoáng qua. Trái lại, hãy nghĩ làm sao ngắn nhất có thể đến với thầy thuốc chuyên khoa. Ví dụ, có những người thấy sao dạo này tôi bị thiếu ngủ mà không nghĩ đến việc đó là dấu hiệu của việc thiếu máu não, xuất huyết cơ tim. Và nghĩ rằng tôi phải đi đến bác sĩ tâm lý chẳng hạn. Nếu bác sĩ tâm lý vững tay nghề thì sẽ chuyển đến bác sĩ tim mạch. Còn nếu cứ mãi lạc tuyến như thế thì đó là câu trả lời là tại sao các thầy thuốc cấp cứu cứ mãi trăn trở đáng lẽ có nhiều trường hợp có thể giải quyết được nếu như bệnh nhân đến sớm hơn một chút.

Bạn đọc hỏi fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời

Hiện nay chúng ta có khá nhiều các sản phẩm tân dược để phòng chống cục máu đông, hạn chế các hệ lụy về sau như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. BS có nói về men nattokinase. Vậy men này có gì khác biệt so với các thuốc tân dược? Có những ưu điểm gì? Khi sử dụng lưu ý như thế nào?

BS Lương Lễ Hoàng: Như đã nói thuốc chống đông máu và tân dược nghĩa là không cho tình trạng đông máu xảy ra và ức chế hoàn toàn. Những hậu quả có thể xảy ra như tôi đã phân tích. Điểm khác biệt khi sử dụng các hoạt chất sinh học, điển hình như nattokinase, thì có thế hơn ở chỗ không chống hẳn tình trạng đông máu mà giữ cho các yếu tố kết thành cục máu đông không dính vào nhau. Đi xa hơn nữa, nếu có cục máu đông thì nó sẽ tìm cách phân giải cục máu đông ra một cách nhẹ nhàng, êm thấm. thứ ba nữa, là nhờ có nó đồng thời gián tiếp ảnh hưởng đến những chất không nên quá cao ở trong máu, ví dụ như mỡ máu… Thêm nữ, nó bảo vệ thành mạch máu để cục máu đông không có chỗ “dựa lưng” vào.

Việc sử dụng chắc chắn sẽ đắn đo: trong giai đoạn cấp bách thì chắc chắn phải sử dụng những chất mà người ta biết chắc phải dùng ngay tức khắc. Nhưng trong giai đoạn với bệnh nhân có nguy cơ thì việc áp dụng nó là biện pháp khéo léo, vừa để nó không xảy ra và không ảnh hưởng đến tình trạng đông huyết. với một bệnh nhân vừa được điều trị cấp cứu xong thì chính quyết điịnh của thầy thuốc sẽ là quyết định áp dụng như thế nào. Có thể người ta sẽ áp dụng điều trị tân dược một thời gian để chắc chắn bệnh không xảy ra gây biến chứng nghiêm trọng nào.

Nếu thầy thuốc có kinh nghiệm áp dụng hoạt chất sinh học thì cũng như các khuyến cáo hiện nay của các tổ chức bác sĩ châu Âu, người ta tìm cách thay thế dần hoặc phối hợp các háo chất tổng hợp đưa vào cơ thể  của người bệnh tim mạch và chắc chắn các cơ quan giải độc như lá gan, quả thận, khung ruột đã mệt và giảm được việc làm của nó xuống để trám vào chỗ đó bằng những thành phần của hoạt chất chất sinh học như nattokinase. Việc sử dụng nó như thê nào quan trọng ở chỗ không dùng tự ý theo quảng cáo.

Với bệnh nhân tim mạch, cho dù muốn phòng ngừa hay điều trị cũng phải luôn luôn lưu ý trong toa thuốc/phác đồ điều trị , yếu tố số 1 không thể thay thế chính là thầy thuốc. Thầy thuốc sẽ phải quyết định nên uống như thế nào, uống bao nhiêu, uống kiểu  nào. Thầy thuốc sẽ khuyên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn không nên nghe từ quảng cá hay người bán thuốc quyết định uống như thế nào?  Sở dĩ tôi nói như thế là bởi hàng ngày tôi luôn nhận được những câu hỏi cảu bệnh nhân đặt câu hỏi tôi dùng cái này như thế nào mà không ai đặt câu hỏi phải hỏi bác sĩ đang chịu trách nhiệm điều trị bệnh của mình khuyên dùng như thế nào?

Bạn đọc Keyolee

Thưa bác sĩ, em thấy có nhiều trường hợp tắc động mạch chi dưới, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Có có gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim không? Xin mời bác sĩ Lương Lễ Hoàng?

BS Lương Lễ Hoàng: Đúng hơn, có lẽ bạn thấy có nhiều trường hợp người ta thuyên tắc tĩnh mạch chi dưới chứ động mạch chi dưới hiếm khi thuyên tắc. Vì nattokinase có tác dụng làm tan cục máu đông nên người ta cũng có thể áp dụng cho việc làm tan cục máu đông trong thuyên tắc tĩnh mạch chi dưới.

Những người ngồi nhiều thấy chân mình nặng, phù lên. Và cả trong trường hợp những người bị trĩ là do những cục máu đông trong tĩnh mạch thì người ta cũng có thể áp dụng nó. Và trong nhiều công trình nghiên cứu cho thấy việc sử dụng những loại men mà chống lại cục máu đông đó trong các bệnh lý về tĩnh mạch có hiệu quả rất tốt.

Ngay cả khi người ta xem bóng đá, người ta cũng phải nhớ rằng cố giữ cho dòng máu của mình loãng. Bởi vì dòng máu có thể bất ngờ đông đột ngột khi phe ta đá bóng dội trụ. Vì thế, có nhiều trường hợp được đưa vào cấp cứu mặc dù trước đó khỏe mạnh nhưng vì bóng dội xà ngang thôi nên người ta nhồi máu cơ tim.

Thân mến.

Lời khuyên của chuyên gia:

Trong cuộc sống, khi vướng mắc một vấn đề thì người ta sẽ tìm giải pháp. Tuy nhiên có một số vấn đề, nhìn qua có vẻ nghiêm trọng, người ta sẽ tìm giải pháp phức tạp hơn. Ngay cả thầy thuốc cũng có những nghiên cứu, là làm sao có thể giảm được tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch, của nhồi máu cơ tim, của đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Cho đến khi người ta chợt nhận ra rằng có nhiều yếu tố không thể thay thế. Có thể lấy một ví dụ: Tôi phải làm sao để giảm stress? Câu trả lời đó là, nếu tôi biết làm cách nào để giảm stress thì tôi đã dùng cho bản thân mình từ lâu rồi. Rõ ràng, những yếu tố như ô nhiễm môi trường, bụi bặm… rất khó để thay đổi. Trở lại với nguyên tắc vàng của y học cổ truyền, đó là phù chính khu tà, nghĩa là không thể nào loại bỏ những yếu tố bên ngoài, chỉ còn cách làm tăng nội lực, sức chịu đựng của mình.

Trong bệnh tim mạch, sức chịu đựng giỏi hay không tùy thuộc vào độ loãng của dòng máu có ở mức định lượng bình thường hay không. Chứng minh thấy rõ là một người khi bị bệnh tim không ở mức độ nặng, nhưng dòng máu đậm đặc quá thì người đó dễ bị biến chứng hơn là người cũng mắc bệnh tim nhưng cao tuổi hơn, đó là do họ giữ được máu có độ loãng lý tưởng.

Để máu có độ loãng lý tưởng, đương nhiên là dòng máu không có lợn cợn những cục máu đông. Vậy thì có cách nào cản? Đương nhiên trong dòng máu, tiểu cầu phải có, sợi đông huyết phải có, những chất khác cũng có, miễn là mỗi chất đều đứng đúng với vị trí của mình với tỷ lệ cân đối, đó chính là cuộc sống khỏe mạnh.

Nếu tôi không thể giảm áp lực công việc được thì tại sao tôi không ráng giữ cho mạch máu tôi dẻo dai hơn, giữ cho dòng máu có độ loãng lý tưởng, làm sao cho cục máu đông đừng xuất hiện bất ngờ? Như vậy tôi sẽ nhận thấy rằng tôi có thể sống rất lâu với một trái tim dù bị áp lực nhưng luôn khỏe mạnh.

Chương trình với sự đồng hành của Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NattoEnzym (CTCP Dược Hậu Giang), đơn vị đã sát cánh với bệnh nhân đột quỵ trong nhiều năm qua.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X