Hotline 24/7
08983-08983

Livestream "Cách trị viêm đại tràng dứt điểm"

15g chiều 14/12, bạn đọc AloBacsi có dịp trò chuyện trực tiếp với hai chuyên gia về Phẫu thuật cấp cứu bụng và Y học cổ truyền trong chương trình truyền hình trực tuyến về cách trị dứt điểm viêm đại tràng, phòng ngừa biến chứng ung thư.



Viêm đại tràng là gì, triệu chứng ra sao?
Vì sao viêm đại tràng mãn tính liên tục tái phát?
Cách trị viêm đại tràng dứt điểm?
Viêm đại tràng có tiến triển thành ung thư?
Mất bao lâu để viêm đại tràng chuyển biến thành căn bệnh ác tính?

Đó là trăn trở của người nhiều người bệnh viêm đại tràng. Thực tế, rất ít người hiểu một cách tường tận về bệnh, nên không biết cách điều trị và chăm sóc cho đại tràng khỏe mạnh, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng.

Theo thống kê của Bộ Y tế, số lượng người Việt Nam mắc bệnh đại tràng mãn tính đã lên tới 4 triệu người, cao gấp 4 lần tỷ lệ mắc bệnh trung bình trên toàn cầu, lớn hơn tổng lượng người mắc bệnh của toàn châu Âu.

Có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến hệ tiêu hóa gây ra viêm đại tràng như: chế độ ăn uống không hợp vệ sinh, đồ ăn khó tiêu hoặc ôi thiu, gây tổn thương niêm mạc đại tràng, nhiễm khuẩn dẫn đến hội chứng lị, có nhiều loại giun sống ký sinh ở đại tràng…

Ngày nay, tình trạng viêm đại tràng thường gặp hơn từ thanh niên tới người cao tuổi, phần lớn là do ăn uống không hợp lý và điều độ. Thậm chí, thời gian và thói quen ăn uống hàng ngày cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, có nhiều trường hợp mắc bệnh do thời gian làm việc liên tục không nghỉ ngơi, dẫn đến việc hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng lâu dài. Đây cũng là nguyên nhân gây nên bệnh đau đại tràng ở lứa tuổi còn trẻ.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc giải tỏa nỗi lòng xung quanh vấn đề viêm đại tràng AloBacsi phối hợp với Viên đại tràng Colmin mời hai chuyên gia về Phẫu thuật cấp cứu bụng và Y học cổ truyền thực hiện chương trình livestream vào lúc 15g ngày 14/12/2018 với chủ đề "Cách trị viêm đại tràng dứt điểm".

Đó là TS.BS Dương Trọng Hiền - Phó trưởng khoa Cấp cứu tiêu hóa - Bệnh viện Việt ĐứcThS.BS Hoàng Khánh Toàn - Chủ nhiệm Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua email kbol@alobacsi.vn, Inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời trong thời gian diễn ra chương trình để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Theo dõi chương trình qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời bạn đọc vừa có cơ hội được chuyên gia giàu kinh nghiệm giải đáp các thắc mắc lại còn "rinh" quà về nhà khi tương tác, trả lời các câu hỏi.



PHẦN 1: GIAO LƯU CÙNG MC VIỆT TÚ:

MC Việt Tú: Thưa TS.BS Dương Trọng Hiền, bác sĩ có thể cho biết thực trạng bệnh nhân nhập viện vì bệnh lý viêm đại tràng này như thế nào tại Bệnh viện Việt Đức? Tỷ lệ mắc bệnh đại tràng thường gặp nhất ở đặc thù Độ tuổi, giới tính nào?

TS.BS Dương Trọng Hiền trả lời:

Ngày nay việc thay đổi chế độ ăn, chế độ làm việc, môi trường làm việc., môi trường, khí hậu, an toàn thực phẩm... ngày càng gặp nhiều vấn đề rối loạn đường tiêu hóa. Đại tràng dài khoảng 3m, là khúc ruột cuối cùng của đường tiêu hóa nhưng là vị trí quan trọng của đường tiêu hóa.

Đây là nơi cơ thể tiếp xúc với chất cặn bã nhưng đồng thời cũng là quá trình hấp thu lại nước, điện giải của cơ thể.

Những thay đổi như đã nói ở trên, làm dẫn đến tình trạng viêm đại tràng ngày càng nhiều.

Các dấu hiệu của đại tràng chiếm 5% chiếm khoảng bệnh nhân đến khám ở Bệnh viện Việt Đức. Trong 5% đó thì có đến 70-80% là rối loạn về chức năng, 20-30% là tổn thương về thực thể, polyp, thậm chí có trường hợp thay đổi ác tính của đại tràng.

Bệnh lý đại tràng thường gặp ở mọi lứa tuổi: Nhũ nhi, trẻ em thường liên quan đến bệnh bẩm sinh, dị ứng thức ăn. Ở người trưởng thành thì liên quan đến stress công việc, vấn đề thực phẩm, đây là độ tuổi lao động từ ngoài 20-60 tuổi. Ở người lớn tuổi ngoài 60 tuổi thì quá trình tích tụ về các vấn đề thực phẩm dẫn đến tổn thương dạng polyp của đại tràng, thậm chí là tổn thương ác tính. Lúc này chúng ta cần can thiệp như nội soi cắt polyp hoặc phẫu thuật giải quyết các vấn đề khác của người bệnh.


MC Việt Tú: Vậy thưa bác sĩ, bệnh đại tràng là gì và nguyên nhân nào gây nên căn bệnh này? Hiện nay có những phương pháp nào điều trị bệnh đại tràng?

TS.BS Dương Trọng Hiền trả lời:


Viêm là quá trình ảnh hưởng nhiều bộ phận cơ thể, có thể màng não, họng, dạ dày, thận, gan…Viêm là thể hiện phản ứng cơ thể với nhiều yếu tố ngoại lai: virus, vi khuẩn, thực phẩm bẩn…
 
Nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng: nhiễm khuẩn virus Rota; vi khuẩn: Ecoli, trực khuẩn; ký sinh trùng: giun, sán…; nguyên nhân khác: dị ứng thức ăn…
 
Các triệu chứng của viêm đại tràng gồm: đau bụng, đầy bụng, rối loạn đi ngoài như táo bón, đi ngoài nhầy máu…
 
Phương pháp điều trị: phụ thuộc vào từng cơ địa nên có các phương pháp như đông y, tây y, can thiệp thủ thuật, phẫu thuật…
 
Ứng với mỗi giai đoạn và nguyên nhân, cơ địa mà có những phương pháp điều trị đặc hiệu theo lứa tuổi và đối tượng mắc bệnh.

MC Việt Tú: Theo nguyên lý Đông y, nguyên nhân nào gây nên bệnh đại tràng và nguyên tắc điều trị như thế nào?

Th.S.BS Hoàng Khánh Toàn bổ sung:

Trong Y học cổ truyền không có danh từ viêm đại tràng nhưng hàng nghìn năm nay vẫn điều trị viêm đại tràng theo các triệu chứng: tiết tả, phúc thống, lỵ.

Về danh từ trong Đông và Tây y có thể khác nhau nhưng nguyên nhân thì giống nhau.

Tức là chúng ta có thể bị dị ứng gì đó gây viêm đại tràng, nó có thể bị cảm nhiễm yếu tố bên ngoài: phong, thấp, hàn, nhiệt... cũng dẫn đến viêm đại tràng.

Ngoài ra, căn bệnh này còn liên quan đến ẩm thực bất điều: nghĩa là ăn uống không điều độ, ăn đồ lạnh, bia rượu, thực phẩm không hợp vệ sinh.

Thứ nữa là có thể liên quan đến rối loạn tỉnh trí như stress, rối loạn công năng tạng phù hoặc liên quan đến dùng thuốc, lạm dụng thuốc quá nhiệt, quá hàn có thể gây tổn thương gây viêm đại tràng.

Bên cạnh đó còn liên quan đến vấn đề chủng tích như giun sán, sang chấn, tổn thương sang chấn cũng có thể gây viêm đại tràng...

Như vậy, so với y học hiện đại thì chỉ có danh từ khác nhau thôi.

Về nguyên tắc điều trị là cần phải toàn diện, không có giải pháp nào một mình nó có thể giải quyết căn bệnh này mà phải kết hợp lại với nhau như: dùng thuốc, phẫu thuật và cả đông y...

Đối với viêm đại tràng mãn tính cần điều trị kiên trì. Theo nguyên tắc của y học cổ truyền thì cần: thanh nhiệt giải độc, chỉ thống (hành khí giảm đau), tạo ra sự nhanh liền sẹo của vết thương đại tràng (chỉ cơ).

Đáp ứng tất cả những điều này thì mới đạt hiệu quả trong điều trị viêm đại tràng.

MC Việt Tú: Các dấu hiệu như đau bụng, trướng bụng của viêm đại tràng thường gây nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa khác. Mong bác sĩ tư vấn giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về cách phân biệt bệnh viêm đại tràng với các bệnh lý đường tiêu hóa khác có triệu chứng tương tự? Ngoài sự bất tiện, giảm chất lượng cuộc sống thì bệnh viêm đại tràng còn nguy hiểm như thế nào?

TS.BS Dương Trọng Hiền trả lời:

Hầu như các tạng tham gia tiêu hóa đều ở ổ bụng, gây các rối loạn chức năng có thể gặp ở các triệu chứng như: đầy bụng, khó tiêu, trướng bụng, đau bụng quặn. Tuy nhiên với đại tràng, vì nó là đoạn cuối của hệ thống tiêu hóa và liên quan đến quá trình, nên khi có những triệu chứng như trên kèm rối loạn đi ngoài (số lần đi ngoài; sau 24h đi ngoài nhiều lần; hoặc táo bón, hoặc phân lỏng, chất lượng phân nhầy mũi, máu) -  đây là những dấu nhiệu bất thường gợi ý bệnh lý đại tràng.


MC Việt Tú: Theo đông y, thời gian điều trị viêm đại tràng kéo dài không? Điều trị bệnh viêm đại tràng khác gì so với các bệnh lý tiêu hóa khác?

Th.S.BS Hoàng Khánh Toàn trả lời:

Người ta quan niệm y học cổ truyền khi điều trị viêm đại tràng nói riêng hay bệnh lý nội khoa - ngoại nói chung thường thời gian kéo dài nhưng kỳ thực điều này không đúng.

Đối với viêm đại tràng cấp tính thường điều trị nhanh, sử dụng lượng thuốc không lớn. Như hiện nay có nhiều sản phẩm đông dược thành phẩm mà người ta tìm cách giàu hóa hoạt chất lên.

Ví dụ như sản phẩm Colmin đây là thành phẩm sử dụng 3 thứ thuốc, dược liệu nhưng làm giàu hóa lên làm quá trình điều trị nhanh, hiệu quả.

Đối với viêm đại tràng mãn tính thì chúng ta cần phải lưu ý vì đây là bệnh lý dai dẳng rất khó điều trị nên rất dễ tái phát.

Khi dùng y học cổ truyền để điều trị thì thời gian điều trị tương đối dài hơn so với y học hiện đại. Nghĩa là chúng ta vừa điều trị tấn công vừa điều trị duy trì và phòng ngừa tái phát.

Tuy nhiên thời gian dài hay ngắn cũng phải tùy theo vào rính chất bệnh lý, giai đoạn bệnh, tuổi tác, điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt, điều kiện làm việc.

Như đã nói ở trên, sản phẩm Colmin, phía nhà sản xuất khuyến cáo trong giai đoạn điều trị tấn công để ổn định bệnh thì cần phải tính bằng tháng, chẳng hạn như từ 1 đến 3 tháng sau đó sẽ dùng liệu trình điều trị duy trì, phòng ngừa tái phát.

Có thể nói thời gian điều trị bằng y học cổ truyền trong viêm đại tràng dài hơn lâu hơn nhưng chậm mà chắc.

Vậy điều trị bệnh viêm đại tràng có gì khác với các bệnh hệ tiêu hóa khác?

Hệ thống đường tiêu hóa của chúng ta có rất nhiều bộ phận, từ thực quản đến dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng… Mỗi một bộ phận sẽ có một chức năng, cấu trúc riêng. Nhưng trong y học cổ truyền khi điều trị thì đều tuân theo một cái học thuyết tỳ vị.

Học thuyết tỳ vị ở đây thì bao giờ cũng liên quan đến các yếu tố: Chống viêm tì vị, ổn định giảm đau, băng niêm mạc…

Cho nên là dù là bệnh gan, tụy hay dạ dày, là đại tràng thì trong quá trình đó các ngũ tạng phải tương tác với nhau.

Người xưa thường quan niệm là khi điều trị một tạng thì chúng ta phải đứng trên quan điểm nhìn tất cả các ngũ tạng khác. Do đó quan điểm điều trị phải toàn diện. Trong đó khi điều trị đại tràng thì luôn phải chú ý đến vấn đề tỳ vị. Thực chất đó là vấn đề liên quan đến dạ dày, ruột non, đại tràng.

Nghĩa là, nói điều trị viêm đại tràng thật nhưng nó nằm chung trong một vấn đề.


MC Việt Tú: Thưa BS Dương Trọng Hiền, bệnh nhân cần thực hiện những xét nghiệm gì để chẩn đoán chính xác bệnh viêm đại tràng?

TS.BS Dương Trọng Hiền trả lời:

Về cơ bản với mọi loại bệnh, khi thăm khám bệnh đều gồm 2 bước: khám lâm sàng (gồm hỏi bệnh, khám bệnh), sau đó làm các xét nghiệm để khẳng định bệnh lý.

Theo cả đông và tây y, một trong những việc cần làm đầu tiên đó là đánh giá chất lượng phân: kiểm tra bạch cầu, hồng cầu (hồng cầu xuất hiện trong phân là dấu hiệu viêm, chảy máu), sau đó tìm vi khuẩn, ký sinh trùng.

Sau đó là thăm dò bằng chẩn đoán hình ảnh như soi trực tràng, siêu âm đại tràng xích ma; soi bằng ống mềm để xem tổn thương bề mặt đại tràng, và liệu có gây tổn thương các cơ quan lân cận không; siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp… xem tình trạng phù nề và có ảnh hưởng đến việc xuất hiện hạch, ảnh hưởng các tạng lân cận…

Ngày nay với sự phát triển của các thiết bị y tế giúp người bác sĩ rất nhiều trong việc đánh giá tổn thương và tìm nguyên nhân gây tổn thương.


MC Việt Tú: Bệnh viêm đại tràng rất dễ tái đi tái lại, xin chuyên gia chia sẻ kỹ hơn như thế nào là đúng liều và đủ liều điều trị viêm đại tràng?

Th.S.BS Hoàng Khánh Toàn:

Tình trạng hay gặp hiện nay đó là: Người bệnh khi bị đau bụng, đi lỏng... thường tự ra hiệu thuốc mua thuốc điều trị, sau khi uống thấy ổn là chấm dứt ngay... Điều này dẫn đến tình trạng viêm đại tràng thường hay bị tái phát, nguyên nhân do chúng ta không có sự tư vấn của bác sĩ, không tuân thủ liệu trình điều trị.

Điều trị viêm đại tràng đúng cách nghĩa là:

Đúng liều: (uống đúng liều theo chỉ định của bác sĩ, kể cả trong Tây y hay Đông y). Ví dụ sản phẩm Colmin khuyến cáo là 3 viên/ ngày, sáng - trưa - chiều, bạn tuân thủ đúng điều đó thì nghĩa là đúng liều.

Đủ liều: Phải có liệu trình: tấn công - duy trì - chống tái phát. Cả quá trình này gọi là đủ liều. Nhưng người bệnh thì chỉ dùng hết liều đầu thấy ổn định thì dừng lại. Điều này làm bệnh viêm đại tràng thường xuyên tái phát, còn "mang tiếng" cho cả người thầy thuốc.

Quan trọng hơn nữa là việc điều trị không tuân theo chỉ định như thế này còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng, ung thư đại tràng. Trong đó, ung thư đại tràng nếu phát hiện sớm thì điều trị hiệu quả, cơ hội sống còn lớn nhưng nếu đến trễ thì khả năng điều trị rất hạn hữu.


MC Việt Tú: Thưa ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, lồng ghép y học cổ truyền và hiện đại để khám - chữa bệnh là xu hướng của thời đại mới. Vậy xin hỏi bác sĩ, Đông và Tây y kết hợp như thế nào, mang lại giá trị ra sao khi điều trị căn bệnh này? Thưa bác sĩ, một trong những hạn chế của các sản phẩm từ thảo mộc là phải uống nhiều viên, hàm lượng hoạt chất không đồng đều, khoa học công nghệ hiện đại giúp cải thiện điều này như thế nào?

Th.S.BS Hoàng Khánh Toàn trả lời:

Trước thế kỷ 18, việc điều trị viêm đại tràng bằng đông y, sau thế kỷ 18, với sự du nhập của tây y thì phần lớn điều trị bằng phương pháp này.

Theo tôi, cả 2 nền y học đều có những sở trường, sở đoản trong việc điều trị viêm đại tràng. Nhưng nếu kết hợp lại thì mang đến kết quả điều trị rất khả quan.

Về mặt khám và cận lâm sàng, nên áp dụng chẩn đoán bằng y học hiện đại.

Khi bước vào giai đoạn điều trị bệnh, các bệnh nhân viêm đại tràng sẽ được bác sĩ cho điều trị kết hợp. Tuy có nhiều tranh cãi nhưng có thể xem xét trên 2 cách sau:

- Cách 1: điều trị kết hợp cùng 1 lúc, vừa dùng tây y và đông y. Ví dụ: khi dùng kháng sinh, kháng virus có đích cụ thể, nếu kết hợp thêm y học cổ truyền có thể hạn chế các tác dụng phụ của y học hiện đại và củng cố chứng viêm đại tràng. Như vậy sẽ đạt hiệu quả cao và bền vững.

- Cách 2: kết hợp theo từng giai đoạn bệnh. Ví dụ như giai đoạn cấp tính thì dùng tây y, giai đoạn duy trì thì dùng đông y.

Như vậy, bằng các sở trường, sở đoản của 2 nền y học sẽ giúp bệnh nhân đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.


MC Việt Tú: Tỷ lệ bệnh nhân đi khám do bệnh đại tràng tái phát nhiều lần chiếm đa số, xin chuyên gia chia sẻ thêm về kết hợp đông tây y sao sao để trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng?

TS.BS Dương Trọng Hiền trả lời:

Thật sự cảm ơn chương trình đã tạo điều kiện gặp gỡ, giao thoa giữa người bệnh, thầy thuốc cả Đông và Tây y cùng tư vấn như thế này.

Bản thân người bệnh vừa là ngừa bệnh vừa là thầy thuốc. Khi ở trẻ, việc bú sữa mẹ là thực phẩm tinh khiết rõ ràng là không gặp vấn đề gì về đại tràng nhưng khi bắt đầu sử dụng thức ăn, thức uống bên ngoài (rượu, bia, thực phẩm không an toàn...) thì mới sinh ra chuyện.

Như vậy, nếu chúng ta trở lại chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống hợp vệ sinh thì chính chúng ta trở thành người thầy thuốc tự phòng bệnh.

Đó là câu chuyện thứ 1, còn câu chuyện thứ 2 ở Tây y, khi đã thực sự xảy ra vấn đề: có thể là viêm đại tràng, loét dạ dày, chảy máu, ung thư, chúng tôi điều trị nó không còn là giai đoạn mới nữa. Hầu như có thể là giai đoạn cuối. Bởi vì người ta không để ý đến, hoặc vì lý do nào đó mà đến muộn. Lúc đấy, việc kéo dài thêm 1, 2 hay 5 năm cảm tưởng như rất quan trọng. Nhưng thật ra so với đời sống kéo dài thực sự không có ý nghĩa gì nữa nếu như chúng ta không dự phòng trước. 

Ngay cả với tôi là một bác sĩ, đã học qua bác sĩ đa khoa, đi qua Đông Y tôi thấu hiểu rằng Đông y có đầy đủ các nguyên lý về khoa học, kinh nghiệm, trường tồn hàng nghìn năm và ngày nay soi xét phân tích 1 cách rõ ràng hơn.

Chẳng hạn, với một polyp đại tràng, người bệnh đến với chúng tôi khi polyp đó đã có đến 7-10 năm, thành mãn tính.

Khi xuất hiện một polyp thì sẽ có nguy cơ mắc thêm các polyp khác. Cũng như polyp đó có thể tiến triển thành ung thư. Việc cắt bỏ polyp đó chỉ là tạm thời còn trên nền viêm của đại tràng còn lại đó nó sẽ mọc ra các polyp khác

Do đó trong vấn đề này thì điều trị chỉ chiếm một phần quan trọng mà chính ý thức của người bệnh về dự phòng mới là điều cốt yếu.

Như vậy giữa Đông y và Tây y, chúng ta luôn xem nó là có một sự chia rẽ nhưng thực sự đối với người bệnh thì nó không có sự chia rẽ nào ở đây cả. Nó luôn luôn là một quá trình.


MC Việt Tú: Thưa bác sĩ, nhiều bạn đọc gửi câu hỏi về cho AloBacsi các thắc mắc tương tự nhau với nội dung: Người bị viêm đại tràng cần phải kiêng đồ tanh như tôm, cua, cá và thực phẩm giàu đạm quá mức để nhanh khỏi bệnh, điều này có đúng không?

Chế độ dinh dưỡng và tập luyện với người bị viêm đại tràng cần tuân thủ những gì?

Th.S.BS Hoàng Khánh Toàn trả lời:

Đại tràng là bộ phận của đường tiêu hóa, vì vậy khi bị bệnh việc ăn uống rất quan trọng.

Dân gian có những thứ cực đoan khiến bệnh nặng thêm, cứ nghĩ là kiêng tanh, kiêng đồ sống… sẽ khỏi bệnh, tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm.

Ăn kiêng là quan điểm độc đáo của y học cổ truyền. Bởi, thức ăn cũng là thuốc, nhưng bệnh thuộc thể nào thì kiêng thể đó.

Viêm đại tràng có 2 thể: hàn và nhiệt.

- Đối với thể hàn thì nên kiêng tôm, cua, ốc, gỏi, hoặc các loại dưa như dưa hấu, dưa chuột, bột sắn dây…

- Thể nhiệt (nóng trong bụng, hơi phát sốt, táo bón, mạch huyễn hoạt), lúc đó nên ăn thêm đồ mát, chất xơ thì sẽ giải nhiệt.

Vì vậy đối với vấn đề kiêng tôm cua, người bệnh nên khám khoa Y học cổ truyền. Tuy nhiên nếu kiêng sẽ thiếu chất, sự phục hồi bệnh sẽ chậm lại.

Nguyên tắc ăn uống trong viêm đại tràng:

- Đủ chất (như vi lượng, vitamin…)

- Cân bằng (đạm, đường, mỡ… không thiên lệch chất nào). Trọng dụng những thức ăn: dễ tiêu, ôn ấm, có lợi cho đại tràng (không chiên xào hay fast food, ăn nhiều đồ luộc, thiên về rau củ quả)…

- Tập luyện: y học hiện đại (tập luyện thể dục thể thao), y học cổ truyền (yoga, khí công, thái cực quyền) hoặc đơn giản nhất là xoa bụng, bấm huyệt.

Tóm lại, thuốc, ăn uống, tập luyện - “3 chân kiềng” trong điều trị viêm đại tràng mà người bệnh nên kết hợp trong điều trị.


MC Việt Tú: Bên cạnh các vấn đề đã nói ở trên thì lo lắng thường rất hay gặp của người bệnh đó là viêm đại tràng có nguy cơ thành ung thư đại tràng. Bệnh lý nào dễ biến chứng thành ung thư nhất? Xin chuyên gia hướng dẫn giúp các bạn đọc biết những chú ý để theo dõi bệnh này?

TS.BS Dương Trọng Hiền trả lời
:

Đối với đại tràng, có 2 cơ chế chính gây nên tổn thương là:

Cơ chế thứ 1 là rối loạn nhu động, hay gặp trong trường hợp kích thích thần kinh, những người stress do mất ngủ, công việc nó làm tăng nhu động về ruột. Nó có thể tăng ở nhiều vị trí như ruột non nhưng đại tràng thì thường gặp nhất. Tây y thì hay nói đến ruột hay bị kích thích và tăng nhu động.

Tăng nhu động làm người bệnh rất hay đi ngoài, khi đi ngoài xong ruột lại kích thích người bệnh lại muốn đi ngoài tiếp.

Rối loạn nhu động đồng nghĩa với tình trạng ruột thiếu máu, hệ thống miễn dịch ruột suy giảm. Sau 7-10 năm nó sẽ gây chuyện. Thậm chí, người bệnh đi soi niêm mạc rất bình thường không có

Câu chuyện thứ 2, nước ta ở xứ nhiệt đới. Trước đây, chúng ta đã đối mặt với rất nhiều bệnh nhiễm khuẩn như: giun sán, ký sinh trùng, liên quan tới amip cũng là một loại ký sinh trùng nhưng giờ những bệnh lý đó ngày càng giảm đi vì điều kiện vệ sinh tăng lên.

Tuy nhiên, chúng ta lại đối mặt với một vấn đề khác, liên quan đến dị ứng. Nếu trước đây cơ thể chúng ta nhận biết được những gì tốt thì nó sẽ không chống lại nhưng giờ đã bị rối loạn thì ngược lại, nó lại tấn công tất cả những vấn đề được cho là bất thường với cơ thể. 

Chẳng hạn như đạm động vật bậc thấp: ốc, cua, cá, cơ thể rất dễ nhận nhầm là một dị nguyên,  nó sẽ “tác động” cơ thể cần phải chống lại.

Và vì cơ thể chống lại, nên khi ăn những thức ăn đó cơ thể sẽ tạo ra các loại tế bào kích thích quá trình viêm để tống nó ra. Chính vì thế khi người bệnh ăn những loại thức ăn về đạm bậc thấp hoặc nhiều nhiệt có thể là lạnh dẫn tới việc phải đào thải, từ đó dẫn tới rối loạn đi ngoài.

Tôi mặc dù là bác sĩ Tây y nhưng lại rất thích các sản phẩm về Đông y. Như sản phẩm Colmin vừa chống viêm, vừa tạo một môi trường khác biệt trong cơ thể làm khỏe hệ thống tiêu hóa.

Như vậy, về cơ bản ta sẽ có hai cơ chế. Đó là cơ chế liên quan đến thần kinh và liên quan đến miễn dịch.

 Tây y cũng dựa trên 2 cơ chế đó để điều trị cho người bệnh. Nếu là vấn đề về căng thẳng thì thay đổi về chế độ sinh hoạt, sử dụng các thuốc chống trầm cảm.

Về cơ chế do miễn dịch thì sử dụng thuốc chống viêm và những thuốc đàn áp miễn dịch. Nhưng về cơ bản các thuốc Tây y có tác dụng rất mạnh nên nó chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn để điều trị trong giai đoạn cấp tính. Sau khi đã ổn định chúng ta nên sử dụng một cái gì đó nó tự nhiên hơn, chẳng hạn như luyện tập yoga, khí công thiền để ổn định về tinh thần.

Còn về chế độ ăn thì nên dùng những phẩm thực phẩm tươi như rau, quả. Hạn chế sử dụng các sản phẩm mang tính chất bảo quản như: khô cá khô, mực khô… Đó là những sản phẩm đã được bảo quản lâu, sinh ra chất gây quá trình viêm nhiễm.


MC Việt Tú: Để phòng ung thư đại tràng thì cần làm gì ạ?

Th.S.BS Hoàng Khánh Toàn trả lời:

Thứ 1, điều trị triệt để, đúng phương pháp, đúng thầy thuốc, tây y đông y kết hợp, không điều trị nửa vời.

Thứ 2, khám sức khỏe định kỳ, nhất là những người có tuổi, 3-6 tháng kiểm tra 1 lần.

Thứ 3, khi có các triệu chứng bất thường ở hệ tiêu hóa (đau dai dẳng, đi ngoài ra máu…) thì nên đi khám ngay.

Thứ 4, xét nghiệm tầm soát ung thư giai đoạn sớm.

Thứ 5, sử dụng các sản phẩm, thức ăn dự phòng tích cực. Trong y học hiện đại nên uống vitamin A, vitamin C, sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đối với y học cổ truyền: dược liệu hỗ trợ như tam thất, nghệ, nấm linh chi, nấm lim xanh…

Thứ 6, tránh căng thẳng; nam giới tránh bia rượu, thuốc lá... đây là những yếu tố gây ung thư, nhất là ung thư đại tràng.


MC Việt Tú: Thưa bác sĩ Toàn, hiện nay nhiều người thường truyền tai nhau bài thuốc: mật lợn tươi kết hợp với nghệ vàng, mật ong, ngải cứu, ngày uống 2 lần có thể trị dứt điểm viêm đại tràng. Xin hỏi bác sĩ, thực hư bài thuốc này như thế nào?

Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn đọc một số bài thuốc kết hợp giúp điều trị viêm đại tràng?


Th.S.BS Hoàng Khánh Toàn trả lời
:

Ngày xưa khi chưa có Tây y thì cha ông ta vẫn thường dùng một số thảo dược, hay phủ tạng động vật.

Trước đây, Bộ Y tế đã từng sản xuất mật lợn để điều trị viêm đại tràng. Mật lợn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt, nhuận mật, kích thích tiêu hóa, giảm đau tự nhiên.
 
Thứ hai là nghệ vàng. Như chúng ta đã biết nghệ vàng chứa Curcumin - một chất rất quý, vừa có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm vừa bảo vệ tế bào gan, tế bào thận và đặc biệt nó làm khỏe niêm mạc đường tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn làm liền nhanh vết sẹo, đẩy mạnh hệ miễn dịch. Với chị em nó còn có khả năng làm đẹp.

Ngải cứu làm ô nấm đường tiêu hóa của chúng ta. Do đó tôi nghĩ sử dụng bài thuốc này cũng rất là tốt. Tuy nhiên đây lại là bài thuốc chung, đến thời điểm hiện tại nó chưa có thành phẩm nào cả. Việc sử dụng vẫn cần phải có sự tư vấn của thầy thuốc y học cổ truyền.  Nếu chúng ta sử dụng một cách tùy tiện, không đúng liều thì có thể gây ngộ độc.

Trong y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc điều trị viêm đại tràng. Ví dụ như là Sâm linh bạch truật tán, Hương sa lục quân… Tất cả những bài thuốc này đều rất quý.

Như trước đây Bệnh viện 108 cũng có bài thuốc Sâm linh bạch truật tán, bất cứ rối loạn tiêu hóa nào chỉ cần uống 3 thìa là ổn ngay lập tức.

Hiện nay, người ta có xu hướng xây dựng những Tân Phương. Tức là những bài thuốc sử dụng trên cấu trúc nhằm mục đích kháng khuẩn, tiêu viêm, chống co thắt và giảm đau, băng niêm mạc dạ dày.
Ví dụ như viên thuốc Colmin chẳng hạn, trong đó nó có sử dụng xuyên tâm liên. Một loại kháng sinh thực vật sử dụng từ thời xưa khi kháng sinh vẫn còn rất hiếm. Thứ hai là nghệ như tôi đã nói công dụng ở trên, nó vừa là gia vị vừa là một vị thuốc không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Một vị thuốc khác nữa là nhũ hương giúp hành khí. Sự kết hợp cả ba vị thuốc này sẽ giúp chúng ta đạt được mục đích điều trị viêm đại tràng.

Điểm hay của sản phẩm này ở chỗ khi nhắc đến y học cổ truyền chúng ta thường nghĩ rằng phải uống một vốc thuốc, thế nên nhiều người đâm ra sợ uống nhiều, lâu dài thì không thể theo được.

Nhưng với những sản phẩm hiện nay bằng công nghệ hiện đại người ta làm giàu hoạt chất lên. Trong sản phẩm Colmin, xuyên tâm liên được giầu hóa đến 90%, nghệ đến 95% và nhũ hương đến 50%, thực sự rất là cao. Cho nên là người Do đó, người bệnh không cần phải uống đến vốc thuốc lớn mà chỉ cần sử dụng 3 viên một ngày thôi.

Theo tôi thì đây là một bài thuốc rất hay vì đã kết hợp được cả Đông - Tây y cùng công nghệ hiện đại tạo ra sản phẩm vừa đảm bảo đúng về liều lượng, chất lượng thì hiệu quả đạt đến rất cao.


PHẦN 2: GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC CỦA BẠN ĐỌC

Bạn đọc Lê Viết Thanh - Hà Nội hỏi:

Tôi hay bị những triệu chứng đau quặn, đi phân lỏng khi ăn các thức ăn như: ớt, tỏi, uống nhiều rượu bia. Tôi tự điều trị bằng cách ăn khoai lang, bí đỏ mà không cần uống thuốc nhưng hay bị tái đi tái lại nhiều lần. Nay xin hỏi bác sĩ, tôi có dấu bị đại tràng không? Hay là tôi bị rối loạn tiêu hóa? Có cách nào trị hết hẳn bệnh hay không?

Th.S.BS Hoàng Khánh Toàn trả lời:

Các triệu chứng như bạn mô tả gợi ý nhiều đến viêm đại tràng. Việc bạn dùng khoai lang, bí đỏ không có căn cứ trong điều trị bệnh.

Bạn nên đi khám tổng thể và chuyên sâu vào khám đại tràng, làm các xét nghiệm để xác định bệnh viêm đại tràng kiểu gì (mãn tính, cấp tính…) hay hội chứng ruột kích thích,… Sau đó bác sĩ sẽ ra đơn và có quy trình điều trị cụ thể.

TS.BS Dương Trọng Hiền bổ sung:


Khi sử dụng các chất kích thích (đồ cay nóng, rượu bia) sẽ ảnh hưởng đường tiêu hóa, làm rối loạn hệ tiêu hóa, bởi cơ thể con người rất mẫn cảm. Nếu bạn đã có các triệu chứng như mô tả chứng tỏ bạn có vấn đề về chức năng và miễn dịch. Nếu kéo dài quá sẽ có tổn thương thực thể, bởi vậy bạn nên thăm khám, làm xét nghiệm đánh giá rối loạn chức năng.

Khi dừng sử dụng chất kích thích và đồ ăn hợp cơ địa, bạn có thể chỉ giảm triệu chứng một thời gian, nhưng sau đó có thể tái phát lại. Vì thế việc thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm là vô cùng quan trọng.


Bạn đọc Trần Triều - minhtrantrieu…@gmail.com hỏi:

Xin hỏi bác sĩ, bị viêm loét đại tràng, khi nào uống thuốc và khi nào cần phẫu thuật ạ? Tôi nghe nói viêm loét đại tràng, phẫu thuật tốt hơn uống thuốc có đúng không ạ?

TS.BS Dương Trọng Hiền trả lời:

Viêm loét đại tràng là tổn thương niêm mạc bởi nhiều nguyên nhân: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng (giun sán, amip)…

Về cơ bản điều trị:

- Nội khoa: dùng thuốc điều trị nguyên nhân, hồi phục niêm mạc đại trực tràng. Phương pháp này nhằm bảo tổn chức năng đại tràng.

- Biến chứng do loét thủng: phẫu thuật cấp cứu và xử lý tổn thương.

- Viêm loét có thoái hóa ác tính: điều trị phẫu thuật là bắt buộc.

Khi điều trị sớm bằng liệu trình thích hợp sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Th.S.BS Hoàng Khánh Toàn bổ sung:

Đối với những biến chứng ác tính, bạn nên tìm đến thầy thuốc ngoại khoa để điều trị. Nhưng nếu bệnh chưa diễn tiến nguy hiểm thì nên ưu tiên điều trị bằng nội khoa.

Dù điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) hay nội khoa (uống thuốc) thì điều trị nội khoa là bắt buộc. Bởi nếu đại tràng bị tổn thương thì không thể chắc chắn rằng khúc khác sẽ không bị, bởi đó là cả hệ thống tiêu hóa liên quan đến nhau. Vì vậy đối với các bác sĩ, cần điều trị nội khoa bài bản trước và sau phẫu thuật. Sau đó có thể kết hợp giữa tây y và đông y trong giai đoạn duy trì.

Cảm ơn nhãn hàng Viên Đại Tràng Colmin giải pháp hữu hiệu cho người bị đại tràng đã đồng hành cùng chương trình.

Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X