Hotline 24/7
08983-08983

Livestream “Bảo vệ sức khỏe tiêu hóa cho cả gia đình” cùng chuyên gia và các hot mom

Vào khung giờ trên, mời bạn đọc đón xem chương trình trò chuyện trực tiếp cùng hai chuyên gia nổi tiếng về tiêu hóa và dinh dưỡng nhi - BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương và BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu cùng các hot mom.



Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu thế giới về dinh dưỡng thì sức khỏe, khả năng nhận thức và sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ sẽ có cơ hội đạt mức tối ưu trong tương lai, nếu mẹ biết tận dụng và có chế độ dinh dưỡng hoàn hảo trong những năm đầu đời.

Ở trẻ nhỏ, do hệ thống men vi sinh ở ruột và hệ miễn dịch của trẻ chưa được thiết lập hoàn chỉnh nên dễ bị rối loạn tiêu hóa. Chuyện tụi nhỏ sụt cân, táo bón, tiêu chảy, biếng ăn, ăn không tiêu… là nỗi “ám ảnh” của không ít bà mẹ. Hệ quả này còn kéo dài cả về sau nếu trẻ không được tư vấn, chữa trị kịp thời bởi các bác sĩ tiêu hóa, dinh dưỡng.

Trường hợp nào cần cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ra sao?
Xử trí thế nào khi con bị đi ngoài, táo bón?
Sau mỗi lần rối loạn tiêu hóa, lợi khuẩn sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, cần làm gì để bổ sung lợi khuẩn?
Làm thế nào để Tết này tụi nhóc cũng như người lớn ăn ngon miệng mà bụng vẫn khỏe?…



Hãy cùng AloBacsi trao đổi trực tiếp với BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 2 và ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương - Trưởng đơn vị Tiêu hóa Can thiệp, BV Nguyễn Tri Phương trong chương trình talkshow “Bảo vệ sức khỏe tiêu hóa cho cả gia đình” vào lúc 14g chiều thứ Sáu, ngày 18/1/2019 để biết cách chăm sóc sức khỏe cho cả nhà trong năm mới này.

Đặc biệt, chương trình lần này không chỉ xuất hiện chuyên gia “có tiếng” về tiêu hóa và dinh dưỡng nhi mà bạn đọc còn có dịp được lắng nghe những chia sẻ, “bí kíp” nuôi con và chăm sóc gia đình của các hot mom…

Với kinh nghiệm phong phú từ bản thân, chắc hẳn các bà mẹ trẻ thông minh, đảm đang, nổi tiếng trên cộng đồng mạng sẽ giúp ích thật nhiều cho các chị em khi chăm con biếng ăn, hạn chế kháng sinh cho trẻ, tăng sức đề kháng yếu và tránh nạn “ốm vặt như cơm bữa”.

Ngoài ra, buổi trò chuyện trực tiếp này còn có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Hàn Quốc sẽ giúp các mẹ hiểu sâu hơn về men vi sinh YUNPRO giúp bổ sung các vi sinh vật có ích, ức chế các vi khuẩn có hại, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, tăng cường miễn dịch đường ruột, nâng cao sức đề kháng… cho tất cả mọi người.

Chương trình sẽ được livestream trên Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời và phát sóng trực tiếp trên website AloBacsi.com.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua email kbol@alobacsi.vn, Inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời trong thời gian diễn ra chương trình để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

PHẦN 1: MC MỸ THI TRÒ CHUYỆN CÙNG CHUYÊN GIA

MC: Câu hỏi đầu tiên, xin gửi đến BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu.

Thưa bác sĩ, trẻ em thường dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa do hệ tiêu hóa của các bé còn non nớt, sức đề kháng yếu. Bác sĩ có thể cho biết các bệnh về tiêu hóa mà trẻ em hay gặp nhất là gì? Và biểu hiện phổ biến dưới dạng bệnh lý nào?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu:

Với trẻ em, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa rất quan trọng.

Khi bé nhỏ, 2 hệ chưa trưởng thành, vì thế rất khó nhận biết những dấu hiệu rối loạn. Nếu bé hay trào ngược, nôn ói, trớ; hoặc rối loạn ở ruột như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng… trong điều kiện kéo dài bé kém lên cân, kém hấp thu ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.

Hệ miễn dịch thường nằm ở tiêu hóa, nếu không tốt sẽ ảnh hưởng đến bé như không lên cân, ốm… và ảnh hưởng đến các cơ quan khác như hô hấp, dị ứng, thần kinh.

Vì thế bố mẹ cần quan sát khi bé có những bất thường về rối loạn tiêu hóa.


MC: Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ thường rất lo lắng và lúng túng không biết phải chăm sóc thế nào cho đúng cách. Để “hóa giải” nỗi lo rối loạn tiêu hóa ở trẻ, cha mẹ cần phải làm gì? Trường hợp nào cần cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu:


Khi bé đang khỏe mạnh nhưng có rối loạn tiêu hóa thì xem bé có bệnh lý hay rối loạn tạm thời không? Ví dụ: Khi bé sốt siêu vi, viêm họng… thì thường con ăn uống khó tiêu. Hoặc nếu bé bị hô hấp thường ảnh hưởng đến nhu động ruột như táo bón, tiêu chảy… Vì thế bố mẹ cần hiểu bé, quan sát kỹ, khi con có dấu hiệu bất thường thì nên đưa đến bác sĩ.

Có thể tham khảo như: Nếu bé sốt nhẹ, hơi nôn ói, bố mẹ nên bình tĩnh, giảm sốt, chia nhỏ bữa ăn, cho bé ăn thức ăn lỏng.

Khi con ốm, rất nhiều bố mẹ thường ép con ăn nhằm tăng sức đề kháng cho con, điều này là không nên bố mẹ nhé. Khi con ói, nên cho ăn từ từ, đút sữa bằng muỗng…

Hoặc nếu bé tiêu chảy, ói, mất nước… bố mẹ nên bù nước, sử dụng các loại nước bình thường, nước biển, nước cháo có ít muối, tránh cho con dùng nước nhiều đường.

Quan trọng nhất, bố mẹ nên giữ bình tĩnh, quan sát con, nếu ổn thì ở nhà. Nếu con mệt, đừ, khát nước, sốt cao, ói dịch vàng, đau bụng quặn thì nen đến bác sĩ.


MC: Không chỉ ở trẻ em, mà người lớn cũng có nguy cơ mắc phải rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày. Những nguyên nào dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở người lớn? Dấu hiệu nhận biết và những biến chứng gây ra nếu không điều trị kịp thời? Mong BS Lưu Phương tư vấn.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Bụng không tốt coi như cơ thể không tốt. Không chỉ riêng ở trẻ em mà rối loạn tiêu hóa cũng thường gặp ở người lớn.

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn chia làm 2 loại: Cấp tính và mạn tính. Trong đó, rối loạn tiêu hóa cấp tính thường dưới 2 tuần, trung bình 3 ngày mọi chuyện sẽ quân bình trở lại. Còn rối loạn mạn tính là xảy ra dài ngày, kéo dài hơn 2-3 tháng.

Tiêu hóa bình thường là khi chúng ta ăn thấy ngon miệng, nhìn là muốn ăn, sau đó thức ăn xuống dạ dày, hoạt động co bóp tốt, cuối cùng là đi ngoài phân thấy bình thường. Vậy khi nó trục trặc một trong những hoạt động đó thì được gọi là rối loạn tiêu hóa như: không muốn ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài khó khăn, phân lẹt xẹt…

Như tôi đã nói ở trên, nếu các triệu chứng này xảy ra từ 3-5 ngày thì gọi là cấp tính. Nguyên nhân thường không liên quan đến hệ tiêu hóa mà do tình trạng sốt siêu vi, viêm họng… chính những phản ứng trong cơ thể làm chúng ta thấy lình sình, ăn không ngon miệng, ăn vào muốn nhợn, điều này là do dạ dày đờ ra, co bóp kém đi, dịch tiêu hóa tiết ra ít đi... Như vậy, rối loạn tiêu hóa ở người lớn rất dễ xảy ra mà không liên quan gì đến hệ tiêu hóa, hay nói cách khác là bị "văng miểng".

Ngoài ra, như quý vị cũng biết, Tết gần đến, chúng ta ăn uống liên miên, hệ tiêu hóa lúc này hoạt động như kỳ thi. Bình thường chúng ta không học bài nhưng gần đến kỳ thi thì bắt đầu nhồi nhét, dẫn đến quá tải. Hệ tiêu hóa cũng tương tự như vậy. Đó là chưa nói đến vấn nạn thực phẩm bẩn. Có thể ví von, miệng chúng ta sạch nhất mà cũng là nơi dơ nhất, vì nơi đây là vị trí giúp vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Đối với rối loạn tiêu hóa mạn tính rất nhiều nguyên nhân như: hội chứng ruột kích thích, viêm dạ dày mạn tính do nhiễm HP, viêm loét dạ dày, thuốc kháng viêm... cũng tấn công dạ dày gây rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân tiếp theo mà rất đáng lưu ý, đó là thói quen uống thuốc vô tội vạ, nhất là thuốc kháng sinh. Có người uống kéo dài thời gian uống hơn chỉ định của bác sĩ, có người lại “mượn” toa thuốc của người khác để tự điều trị cho chính mình... Điều này dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, nó làm chết những vi khuẩn có lợi như là "bạn bè" của mình trong ruột. Hay nói cách khác, chính quân ta hại quân mình.

Về biến chứng. Nếu rối loạn tiêu hóa cấp tính, điều làm bác sĩ chúng tôi sợ nhất là rối loạn nước điện giải, nói đơn giản hơn là mình bị héo đi, rối loạn tiêu hóa làm mất nước, không đủ 60% lượng nước thì cơ thể khô héo như sa mạc, tim đập nhanh, thận không hoạt động hiệu quả. Điện giải là muối, thiếu nó bị vọp bẻ, nhức đầu, chóng mặt, nguy hiểm nhất là rối loạn nhịp tim.

Rối loạn tiêu hóa mãn tính nhẹ nhàng hơn, nhưng nó dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu chất đạm, thiếu vitamin, thiếu máu mạn, chất lượng cuộc sống kém. Thậm chí có người bị rối loạn tiêu hóa mà dẫn đến trầm cảm, biến chứng ung thư thì rất xa nhưng vẫn có thể xảy ra, chúng ta cần lưu ý.


MC: Thưa BS Thu Hậu, trong quá trình khám chữa bệnh cho trẻ, chắc bác sĩ gặp rất nhiều trẻ biếng ăn, còi cọc, tiêu hóa kém do dùng quá nhiều kháng sinh. BS có lời khuyên nào dành cho các ông bố bà mẹ có con nhỏ trong độ tuổi “ốm vặt như cơm bữa” hạn chế được việc dùng kháng sinh?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu:

Tần suất em bé dùng kháng sinh khá nhiều, nguyên nhân là do hệ miễn dịch chưa trưởng thành. Có thể thấy sau 6 tháng trở đi, những kháng thể mẹ cho con qua nhau thai đã hết, con tự “bươn trải” để tạo kháng thể, chống lại vi khuẩn, virus… xâm nhập cơ thể. Đến khoảng 3 tuổi kháng thể trong con mới tương đối và sau 6 tuổi gần bằng của người lớn.

Vì vậy trong vòng từ 6 tháng - 3 tuổi bé thường phải đi bác sĩ do gặp các vấn đề như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản… Sau 3 tuổi thì đỡ hơn, và đến 6 tuổi thì gần như không phải gặp bác sĩ nữa.

Có 1 thực tế rằng khi bé có dấu hiệu sốt, viêm họng, viêm phế quản… đa số tác nhân là siêu vi (>90%). Tuy nhiên do đề kháng con kém nên không phải trường hợp nào bé cũng tự khỏi bệnh mà sẽ có những trường hợp con bị bội nhiễm thêm, bởi thực tế ở đường hô hấp hay trong miệng luôn luôn có vi khuẩn, những con vi khuẩn này chỉ chực chờ bùng lên khi cơ thể yếu đi. Nhiễm siêu vi là yếu tố thuận lợi để những vi khuẩn này tăng độc lực, sinh sôi nảy nở, vì vậy có nhiều trường hợp phải quyết định dùng kháng sinh.

Ranh giới giữa sử dụng kháng sinh hay không sử dụng kháng sinh phải để bác sĩ quyết định. Khi bé sốt 2-3 ngày, bác sĩ vẫn cho hạ sốt, vitamin C, bù nước, nhưng sau đó khi tái khám lại bác sĩ nhận thấy bé bị bội nhiễm mới bắt đầu sử dụng kháng sinh. Những đợt sau em bé bị ốm, các ông bố bà mẹ tự làm bác sĩ, tự điều trị cho con, khi nào không ổn mới đến bác sĩ.

Nhiều bố mẹ rút kinh nghiệm, thường 2-3 ngày sau khi con sốt mới dùng kháng sinh thì lại dùng luôn từ đầu, hoặc tăng liều, điều này thực sự rất nguy hiểm. Bởi khi sử dụng kháng sinh bừa bãi, hoặc có thể bị lờn kháng sinh phải ngưng sớm, hoặc làm rối loạn khuẩn ruột.

Ở trẻ em, khi hệ khuẩn ruột bị rối loạn thì ghây những hậu quả dài hơn, nghiêm trọng hơn so với người lớn. Có rất nhiều trường hợp sau 1 đợt ốm, bé đã khỏi bệnh cấp tính, đã hết sốt, hết ho, nhưng bụng bé lình sình hoài, không ăn được, bắt đầu bước vào gia đoạn chậm tăng cân và suy dinh dưỡng. Đây là trường hợp phổ biến, khi đến với bác sĩ thì bác sĩ cần phục hồi lại hệ khuẩn ruột.

Những kháng sinh nào phổ rộng, có thể làm rối loạn khuẩn ruột thì khi bác sĩ sử dụng thường có thể có những probiotic hoặc những vi khuẩn có lợi để bổ sung vào, làm bớt rối loạn đó. Sau giai đoạn bệnh, nếu vẫn còn những dấu hiệu của rối loạn đường tiêu hóa hay rối loạn khuẩn ruột thì cần tiếp tục bù cho em bé. Quan trọng là tăng miễn dịch cho con để con không mắc bệnh trở lại, bởi rất nhiều bé khỏi bệnh khoảng 1 tuần, 2 tuần, sau đó lại tiếp tục vào đợt bệnh mới, phải triền miên chữa từ đợt này sang đợt khác thì bé bước vào suy dinh dưỡng, khởi phát những phản ứng trong cơ thể không tốt, chẳng hạn trên cơ địa dị ứng, em bé có thể bị mẫn cảm và trở thành dị ứng đường hô hấp hay khởi phát suyễn, viêm mũi dị ứng. Thậm chí có những em bé khởi phát luôn những dị ứng ở đường tiêu hóa sau những đợt bệnh, tức là trước đó em bé ăn uống bình thường, không bị dị ứng, nhưng sau những đợt bệnh như vậy, sau khi rối loạn ruột nhiều lần, em bé bắt đầu bước vào dị ứng thức ăn, vì vậy quá trình điều chỉnh lại rất khó khăn.

Như vậy không nên tự ý dùng kháng sinh. Khi em bé có những dấu hiệu của nhiễm siêu vi, rối loạn tiêu hóa, nếu bố mẹ cảm thấy không ổn thì để bác sĩ quyết định sẽ làm tiếp cái gì và hướng dẫn khi nào cần dùng thuốc, khi nào chỉ cần chăm sóc, khi nào cần đổi chế độ ăn thì em bé sẽ ổn định. Khi bác sĩ hẹn tái khám nhớ lịch tái khám cho con bố mẹ nhé.


MC: Hiện nay với bệnh rối loạn tiêu hóa, trong kê đơn của bác sĩ thường có men vi sinh hoặc men tiêu hóa hay kê cả hai loại. Vậy vai trò của từng loại men này như thế nào, thưa bác sĩ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu:

Khi nói đến men ai cũng nghĩ là một. Thực tế men hoàn toàn khác nhau. Nếu là men tiêu hóa nghĩa là những enzym, những chất giúp dễ tiêu hóa thức ăn, đây là những chất tiết từ đường tiêu hóa, có tác dụng về hóa học để giúp cắt nhỏ thức ăn, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, chúng ta có thể gặp trong men tụy, men ở ruột; thậm chí ngay cả trong nước bọt cũng có men, khi nhai thức ăn sẽ trộn vào trong thức ăn, giúp tiêu hóa tốt hơn.
 
Ngoài ra còn có men vi sinh, tức là probiotic hay vi khuẩn có lợi. Loại men này không “dính dáng” gì đến men tiêu hóa vì đây là những con vi khuẩn có lợi. Khi nó sống và sinh sôi nảy nở ở trong đường ruột thì trở thành những “người bạn” bảo vệ cơ thể, giúp điều chỉnh hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp hệ miễn dịch tốt hơn, giúp ức chế những loại vi khuẩn gây bệnh cũng như giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt hơn. Những vi khuẩn có lợi này thường sử dụng những chất xơ hòa tan ở trong thức ăn và tạo thành những chất hóa học đặc biệt, những loại này giúp dưỡng đường ruột và nuôi những vi khuẩn có lợi khác, điều hòa nhu động ruột, chống ung thư, trở thành môi trường acid nhẹ hấp thu khoáng chất.

Vì vậy, khi quyết định sử dụng giữa men tiêu hóa và men vi sinh vào lúc nào tùy thuộc vào em bé cần cái nào. Nếu em bé rối loại khuẩn ruột thì bổ sung men vi sinh để giúp chỉnh lại hệ khuẩn ruột khỏe mạnh. Nếu em bé có vấn đề tiêu hóa do thiếu men đường tiêu hóa thì mới sử dụng men tiêu hóa.

Men vi sinh thường có thể sử dụng lâu dài, vì nó có thể xuất hiện ở trong các thức ăn hàng ngày, chúng ta có thể bổ sung để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Nhưng với men tiêu hóa, chúng ta không nên lạm dụng, chỉ sử dụng khi nào cần, không sử dụng liều cao, không sử dụng kéo dài vì nó sẽ ức chế những men khác trong cơ thể; nếu dùng kéo dài có thể gây những phản ứng ngược…


MC: BS Lưu Phương ơi, sau mỗi lần mắc bệnh rối loạn tiêu hóa, lợi khuẩn sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng ta thường bỏ qua việc bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột khiến hệ tiêu hóa suy yếu dẫn tới tình trạng đau bụng, táo bón hoặc đi ngoài. Cần phải làm gì để bổ sung lợi khuẩn? Việc bổ sung lợi khuẩn như thế nào cho đúng cách để giúp “củng cố” hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa?

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Cơ thể của chúng ta hay lắm, thường sau 1 đợt bệnh cấp tính, nếu không xuất phát từ đường tiêu hóa mà ảnh hưởng, biểu hiện ở đường tiêu hóa thì chỉ vài ngày đến 1 tuần là quân bình trở lại. Ngay cả những trường hợp bị rối loạn tiêu hóa cấp tính mà được điều trị đúng - đủ thì mọi chuyện sẽ tái cân bằng tốt sau đó. Tuy nhiên, đây là chuyện xảy ra khi khoa học chưa phát triển.

Còn hiện tại đã có rất nhiều ứng dụng khoa học, nếu chúng ta chỉ bị cấp tính 1-2 lần thì việc không ứng dụng công nghệ khoa học vào cũng không ảnh hưởng gì, nhưng nếu thường xuyên bị thì cơ thể cũng giống như bộ máy chạy hoài không tốt. Cách đơn giản nhất, ông bà ta hay làm thời xưa là ăn sữa chua, thực phẩm đồ lên men... Đây là cách lên men tự nhiên mà có những con vi sinh có lợi.

Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn yaout, dưa cải chua thì chỉ cấy 1 loại vi khuẩn có lợi thôi. Trong đường tiêu hóa có nhiều loại vi khuẩn để thực hiện 1 chức năng khác nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau. Giống như 1 xã hội phân công, anh này đi dạy học, chị kia sản xuất trồng lúa, bác nọ là công an... thì trong đường ruột cũng có nhiều vi sinh vật.

Vậy không lẽ chúng ta phải ăn đủ các loại trái cây, lên men để được nhiều dòng vi sinh vật. Không! Nhờ ứng dụng khoa học, ngay cả khi đang trong đợt tiêu hóa cấp thì chúng ta có thể sử dụng thêm men vi sinh để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa trong và sau khi bị bệnh. Ngoại trừ những trường hợp già yếu, suy kiệt nặng… thì cần thận trọng còn đa số là có thể dùng được.

Hay cách khác, hiện chúng ta có những sản phẩm men vi sinh như bác sĩ Thu Hậu vừa nói. Tiếng Anh là Probiotic‎, tức là con vi sinh vật nhỏ bé không nhìn được bằng mắt nhưng có lợi cho sức khỏe.

PHẦN 2: GIAO LƯU VỚI HOT MOM:

Hot mom Khánh An: Các triệu chứng bệnh ở trẻ nhỏ thường khá giống nhau như quấy khóc, sốt, bỏ ăn, mệt mỏi, thở nặng nhọc hoặc kèm tiêu chảy, táo bón… Xin hỏi bác sĩ làm thế nào để biết được những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ? Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, có nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay không hay có thể tự xử trí tại nhà?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu:

Khi bé có những bệnh lý cấp tính như nhiễm siêu vi, nhiễm trùng, bệnh lý ở các cơ quan khác kèm theo triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Lúc đó đầu tiên phải chữa nguyên nhân, đừng để cho con gặp phải những rối loạn nặng hơn, chẳng hạn khi con đang ói thì làm sao cho con dịu ói, mất nước thì bù nước, bù điện giải… Những triệu chứng ban đầu của nhiễm siêu vi cũng nên điều chỉnh để bé đỡ mệt, hạ sốt khi cần. Bên cạnh đó nên chia nhỏ bữa ăn, cho con ăn đồ loãng… giúp bé khỏe khoắn hơn sau một vài giờ.

Nếu bé đã ổn định thì cho con ở nhà; nhưng nếu con bị đừ, ói ra dịch, đau bụng quằn quại… thì đi bác sĩ. Bởi bé không diễn tả được triệu chứng, hay khóc… thì bác sĩ nhi sẽ biết được nguyên nhân.


Hot mom Ngọc Hữu: Gần đây, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện các sản phẩm bổ sung probiotic - lợi khuẩn đường ruột với tần suất dày đặc khiến cha mẹ cảm thấy nếu không cho con mình dùng sẽ là một thiếu sót. Thế nhưng, bổ sung lợi khuẩn cho trẻ như thế nào mới hiệu quả và khoa học?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu:

Hiện nay theo thống kê các nghiên cứu về probiotic nhiều nhất trên thế giới, các ấn bản về probiotic cũng chiếm nhiều nhất về các ấn bản khoa học, trong các quảng cáo cũng là nhiều nhất… vì vậy làm cho mọi người rất rối.

Thực tế có nên dùng các sản phẩm quảng có hay không? Đầu tiên giữ hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh từ khi mang thai. Bởi ngay từ thời kỳ mang thai các mẹ đã phải chuẩn bị một sức khỏe thật ốt để không phải sử dụng kháng sinh. Nếu mẹ sử dụng kháng sinh trong khi mang thai, khi sinh và sau sinh rất ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột của con. Nếu mẹ phải sử dụng kháng sinh hay sinh mổ thì biến đổi hệ vi sinh đường ruột đi theo hướng bất lợi.

Nếu em bé được sinh thường, tiếp xúc với nguồn vi khuẩn có lợi của mẹ từ trong âm đạo, rồi khi được bú mẹ, được những lợi khuẩn từ sữa mẹ… thì bé có nền tảng tốt về vi khuẩn đường ruột. Vì thế mẹ phải giữ sức khỏe thật tốt, cố gắng sinh thường; sau sinh nên cho bú mẹ sớm để có hệ vi khuẩn tốt.

Vì vậy ngay từ đầu nen tạo cho em bé một hễ miễn dịch khỏe mạnh, dùng những thức ăn có lợi cho hệ khuẩn ruột, khi nào cần bù vi khuẩn có lợi cho con. Nếu thắc mắc có thể hỏi bác sĩ nhi. Khi cần vẫn có thể bổ sung các dạng vi khuẩn có lợi, nhưng cần lưu ý cái nào đã có bằng chứng, được khuyến cáo của các hiệp hội y khoa có uy tín, như vậy sẽ đảm bảo giá trị của chi phí và công sức đã bỏ ra.


Hot mom Tuyết Trinh: Tết cũng là thời điểm nhiều gia đình về quê thăm ông bà hay đi du lịch xa. Việc ăn uống sẽ rất thất thường, đặc biệt là các bạn nhỏ sẽ rất dễ bị ảnh hưởng. Xin các bác sĩ cho biết, trong túi thuốc dự phòng những ngày này, chúng ta nên chuẩn bị những loại thuốc hoặc thực phẩm bổ trợ nào?

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Thực ra thì Tết cũng như ngày thường mà thôi. Thời xưa, khi còn khó khăn, Tết là dịp để quây quần bên nhau, ăn uống đầy đủ, thịnh soạn hơn. Còn hiện tại, điều kiện vật chất tương đối, Tết là để chúng ta nghỉ ngơi, do đó không nên trữ quá nhiều đồ ăn. Ngay cả ở vùng quê, tôi thấy mùng 2 đã họp chợ rồi. Nếu trữ thức ăn lâu ngày, thì điều đầu tiên là không ngon, thứ 2 là việc ăn lại đồ cũ, hâm đi hâm lại dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Ngày Tết, ngoài thuốc hạ sốt thì nên chuẩn bị thuốc tiêu chảy, men vi sinh và đừng quên oresol.
Dù là rối loạn tiêu hóa trên hay dưới thì đều cần bổ sung oresol. Trường hợp nếu rối loạn tiêu hóa mà chưa nghiêm trọng thì uống thêm men vi sinh, đã có chứng minh nó có công dụng giảm khó chịu, rút bớt thời gian lại và cần bổ sung thêm ozerol, đây sẽ là "cứu cánh" cho người bị rối loạn tiêu hóa cấp tính. Bạn đừng lo lắng, men vi sinh khó uống, hiện nay men vi sinh đã có dạng ăn như cốm, rất thơm ngon, cả người lớn và trẻ em đều thích.


Hot mom Tuyết Trinh: Được biết men vi sinh là sản phẩm chứa lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa ở cả trẻ em và người lớn được chuyên gia khuyên dùng.

Bác sĩ đánh giá hiệu quả và tính an toàn của sản phẩm này trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, giúp đường ruột luôn khỏe mạnh?

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Hiện nay có nhiều nhà sản xuất men vi sinh khác nhau. Tôi không khen hay chê nhà sản xuất nào mà cần dựa theo các tiêu chí của WHO: Thứ nhất là nhà sản xuất phải được kiểm định bởi những tổ chức uy tín như CDC, FDA, thứ hai là số lượng men vi sinh phải đạt nồng độ tối thiểu từ 108 - 109, thứ ba là có bằng chúng nghiên cứu trên người đạt hiệu quả bước đầu, thứ tư là có công bố khoa học an toàn trên người...

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu:

Việc dùng men vi sinh cần có những chuẩn chung, có những vi khuẩn đảm bảo an toàn cho đối tượng  sử dụng.

Thứ hai, đó là vi khuẩn phải sống được, tác động những vùng khác nhau của hệ tiêu hóa, như vậy mới đảm bảo hiệu quả và không lo lắng phải bỏ tiền ra một cách lãng phí. Vì vậy cần có những sản phẩm uy tín, được chứng nhận bởi các bằng chứng khoa học và các tổ chức có uy tín thay vì chỉ nghe quảng cáo đơn thuần.

Việc sử dụng probiotic hàng ngày không gây hại nhưng vẫn ưu tiên có môi trường lành mạnh của đường tiêu hóa để cho những con vi khuẩn phát triển.


Bạn đọc fanpage hỏi: Bé nhà em 32 tháng, đã ăn cơm, nhai giỏi, biết nhai kỹ. Thỉnh thoảng bé ăn, sau đó 30 phút - 1 tiếng nếu khóc bé sẽ ói, kể cả uống sữa, tăng cân. Vấn đề này có ảnh hưởng đến việc bé hấp thu hay không?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu:

Em bé rất dễ ói, vui quá cũng ói, khóc lóc cũng ói, bị bệnh cũng ói. Nếu ói thì những thức ăn đã nạp vào đường tiêu hóa sẽ mất bớt, nếu ói thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nhưng nếu lâu lâu ói 1 lần, bé vẫn vui vẻ bình thường, vẫn tăng cân thì bố mẹ nên lơ chuyện ói của con, bởi việc ói này do tác động của 1 chuyện khác (tâm lý, mắc bệnh việm họng…) thì nên điều chỉnh sức khỏe của bé về bình thường thì bé sẽ hết ói. Nếu bé ói mà cả gia đình nháo nhào thì bé sẽ ói nhiều hơn. Nếu bé ói nặng quá đi kèm với biểu hiện như quằn quại, ói ra dịch, ra máu… thì nên đưa con đi khám; còn nếu như khóc lóc quá hay ói một tí thì không sao cả.

Ngay cả trong chuyện ngộ độc thức ăn, thời gian đầu bé sẽ ói nhiều, đó là phản xạ của cơ thể tống bớt những chất có hại cho cơ thể, bố mẹ chỉ cần làm cho bé dịu bớt, bú nước, không để rối loạn nước và điện giải là ổn, không nên quá lo lắng và sợ hãi về chuyện ói của con. Nếu có những dấu hiệu nặng thì bắt buộc đi khám sớm.


Bạn đọc fanpage Minh Anh: Bé nhà em uống sữa bột bị đầy bụng. Làm thế nào để tránh rối loạn này?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu:

Trường hợp bé uống sữa bột bị đầy bụng thì nên xác định mới xảy ra hay đã xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần, bởi thực phẩm thích hợp nhất với bé là sữa mẹ. Trong giai đoạn đầu tiên (2 năm đầu tiên) bé chỉ cần sữa mẹ, đến tuổi ăn dặm cũng chỉ nên cho bé ăn dặm thôi. Sữa công thức làm từ sữa bò, thành phần về đạm hoàn toàn khác với sữa mẹ, khi vào đường tiêu hóa, sữa bò thường khó tiêu hơn so với sữa mẹ. Nhưng nếu mẹ thiếu sữa, không có sữa thì cần bắt buộc sử dụng các loại sữa công thức, loại sữa gần với sữa mẹ thì sẽ tốt hơn cho em bé.

Vấn đề đặt ra ở đây là nếu em bé uống sữa công thức, sữa ngoài mà đầy bụng hoặc nặng nề hơn (như lười ăn, đi phân sống kéo dài…) thì có thể bé không dung nạp được sữa hoặc dị ứng sữa. Nếu kéo dài quá thì nên đi khám để bác sĩ tư vấn xem thực sự bé có dị ứng sữa hay không. Nếu bé dị ứng sữa với protein sữa bò thì nên chuyển sang loại sữa giành cho trẻ dị ứng; điều này thực sự không dễ dàng bởi vị của loại sữa này không ngon, giá mắc... Bởi vậy nên duy trì cho con bú sữa mẹ, sữa công thức chỉ dặm thêm khi thiếu. Khuyến cáo khi sử dụng sữa công thức theo đúng lứa tuổi, bởi sữa giành cho bé từ 0-6 tháng độ đạm, canxi ít hơn, chất béo nhiều hơn; sữa cho bé từ 6-12 tháng đạm sẽ tăng lên, chất béo giảm đi, trên 1 tuổi gần với sữa tươi (đạm khó tiêu, chất béo trở về bình thường…).


Hot mom Tuyết Trinh: Xin hỏi bác sĩ Lưu Phương, bổ sung men vi sinh có nhất thiết phải có kê đơn của bác sĩ không ạ? Khi sử dụng cần lưu ý gì?

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Đối với men vi sinh, theo quy chế kê đơn của Bộ Y tế được xem là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, do đó người dân có thể tự mua được mà không cần kê đơn, nhà thuốc cũng có quyền bán mà không cần toa của bác sĩ. Nhưng liều dùng của người lớn và trẻ em khác nhau. Chúng ta nhớ xem khuyến cáo liều lượng trên sản phẩm. Đối với người lớn, thông thường uống 1 gói/lần, ngày 2-3 lần.

Khi sử dụng cần lưu ý: nếu chúng ta thường xuyên khó tiêu thì nên xem xét sử dụng, mặc dù đây là loại không cần kê đơn nhưng cẩn thận hơn thì nên xem xét với dược sĩ hoặc bác sĩ. Thời gian uống có thể là 2 tuần và không nên kéo dài quá 1 tháng. Trường hợp cần sử dụng lâu hơn 1 tháng thì cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, bởi nếu sử dụng quá lâu có thể làm che lấp các triệu chứng của bệnh lý.

Men vi sinh độ an toàn khá cao, nhưng với những người già yếu, nhiễm trùng nặng, sốt cao, suy giảm miễn dịch thì không nên dùng quá nhiều bởi dù sao nó vẫn là vi khuẩn sống, vẫn có khả năng “náo loạn” cơ thể những đối tượng tôi đã nói ở trên.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu:

Về lý thuyết không cần kê toa, sử dụng hàng ngày không có hại trừ những đối tượng đặc biệt. Trên thực tế các sản phẩm, bột dinh dưỡng giành cho em bé được bổ sung lợi khuẩn, nếu sử dụng với liều vừa phải hằng ngày không có hại.

Nếu chế độ ăn hằng ngày nuôi dưỡng hệ khuẩn khỏe mạnh, giữ được nguồn sữa mẹ thì không nhất thiết sử dụng thực phẩm chức năng.

Hoặc nếu bệnh thường xuyên, dị ứng… bác sĩ khuyến cáo nên phục hồi hệ khuẩn thì nên sử dụng lâu dài, trước đó nên hỏi ý kiến bác sĩ để được cân nhắc giữa lợi và hại thì có đạt được mục đích cần hay không.


Hot mom Khánh An: Theo bác sĩ, dùng men vi sinh thường xuyên có tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ không? Và men vi sinh có cần phải kê toa và tư vấn của bác sĩ khi sử dụng không? Những trường hợp nào khuyến cáo không được dùng?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu:

Hiện tại ở nhi nên thận trọng khi sử dụng men vi sinh đối với các trường hợp sinh non hoặc nằm cấp cứu… đối với những trường hợp này nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào máu và bùng lên gây nhiễm trùng huyết. Những trường hợp khác đa số có thể tự bổ sung men vi sinh để tăng cường sức khỏe; nếu sử dụng men vi sinh với mục đích điều trị cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, giữa liều lượng để phục hồi đường ruột, tăng cường miễn dịch khác hoàn toàn với liều điều trị.

Ví dụ: những thực phẩm chức năng probiotic tăng cường sức khỏe thì hàm lượng chỉ có 10 mũ 7,8,9 (gần 1 tỉ -1 tỉ con lợi khuẩn). Trong liều điều trị tiêu chảy với em bé (do rối loạn khuẩn ruột) cần dùng ít nhất 2 tỉ lợi khuẩn, 2-3 lần/ngày. Khi điều trị cần tuân theo nghiên cứu có bằng chứng khoa học, như vậy mới đảm bảo có hiệu quả. Nếu sử dụng thực phẩm thông thường để điều trị tiêu chảy thì đa số sẽ thất bại.

Khi uống men vi sinh có 2 dạng: 1 dạng uống chung với kháng sinh không bị ảnh hưởng, thường là các men  nấm. Đây là loại bác sĩ nhi hay chọn để điều trị tiêu chảy hoặc rối loạn khuẩn ruột, dùng chung với kháng sinh để em bé dễ uống, và đây là loại men có bằng chứng khoa học. Nếu men đó là vi khuẩn có lợi thông thường phải uống cách giờ kháng sinh 1-2 giờ, bởi khi uống kháng sinh sẽ ức chế và làm các loại vi khuẩn có lợi không phát triển.


Hot mom Khánh An: Trẻ ăn uống đủ chất nhưng cân nặng không tăng thì có đáng lo ngại không? Do tạng người của trẻ như vậy hay do trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên không hấp thu được các chất dinh dưỡng? Cần chú ý gì trong khâu chọn thực phẩm, chế biến thực phẩm và cân đối khẩu phần ăn cho trẻ hằng ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu:

Vấn đề bé ăn hoài không tăng cân luôn làm bố mẹ căng thẳng và lo lắng. Cần phải xác định có phải em bé không lớn không? Bởi theo thông kê, 100 em bé được bố mẹ phản ánh không lớn với bác sĩ dinh dưỡng thì có 60 em bé “rất đẹp” - tức là hoàn toàn đạt chuẩn. Tuy nhiên do bố mẹ áp chuẩn lúc bé còn nhỏ, ví dụ: 3 tháng đầu, mỗi tháng bé tăng 800gram - 1kg, nhưng đến bé 1 tuổi thì mỗi tháng chỉ tăng 200gram thôi, tuy nhiên nhiều bố mẹ lấy chuẩn lúc nhỏ để áp cho chuẩn lúc lớn rồi cho rằng bé không tăng cân. Và trong 100 em bé do bố mẹ phản ánh như trên, thì có khoảng 10 bé dư cân, béo phì, cần ăn kiêng.

Thứ hai, nhu cầu của em bé cũng khác nhau. Giữa một bé ngồi 1 chỗ với 1 bé nhảy suốt ngày thì rõ ràng phần tiêu hao khác nhau. Nếu bé vẫn khỏe, đạt chuẩn thì không có vấn đề gì, nhưng nếu bé đứng cân khoảng 3 tháng trở lên thì nên đi khám bác sĩ sớm để được tư vấn điều chỉnh; không nên để đến lúc bé suy dinh dưỡng mới điều chỉnh thì rất khó; hoặc nếu bé béo phì thì “kéo xuống” càng khó hơn.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Theo quan điểm của ông bà xưa thì sổ sữa mới tốt nhưng tiêu chuẩn giờ phải "thân hình menly", tăng cân không phải là một yếu tố quan trọng mà cần phải xem xét chiều cao phát triển có tốt không.

Các mẹ đừng nghĩ rằng cân nặng là tất cả. Tôi có người bạn, họ sinh 4. Nghĩa là cha mẹ giống nhau, sinh cùng 1 lần, đều là 4 trẻ gái nhưng nhìn vào đúng là “biến thiên sinh học”, 1 đứa trẻ thấp, 2 đứa trẻ trung bình và 1 đứa trẻ rất cao, nhưng điều quan trọng là cả 4 đều nằm trong giới hạn bình thường.

Khi bạn đi khám ở các bệnh viện Nhi thì sổ khám của bé luôn có biểu đồ tăng trưởng, cân nặng và chiều cao của trẻ nằm trong vùng trắng của biểu đồ đó tức là con chúng ta phát triển bình thường, không có gì đáng ngại.

Biểu đồ này không phải do các bệnh viện “tự nghĩ” ra cho người Việt đâu mà tuân theo quy chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, thống kê từ 5 châu lục.

Con người biến thiên sinh học luôn là biểu đồ hình chuông, không bao giờ giống nhau, đừng có thấp dưới chuẩn, cao trên chuẩn, nặng trên chuẩn, nhẹ dưới chuẩn thì là bình thường. Các mẹ đừng so sánh con mình với hàng xóm rồi tự nghĩ, sao cùng tháng với con mình mà sao bé sổ sữa hơn tốt quá, còn con mình nhỏ quá.


Bạn đọc fanpage: Bé nhà em 1 tuổi, hay táo bón nên dùng loại men nào?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu:

Việc táo bón ở em bé 95% liên quan đến sinh hoạt và chế độ ăn uống, sử dụng men vi sinh chưa có đủ bằng chứng để chữa táo bón. Trong rối loạn khuẩn ruột có bằng chứng, nhưng trong táo bón thì chưa đủ bằng chứng. Vì vậy, bố mẹ cần xem lại chế độ ăn có phù hợp với lứa tuổi hay chưa, nếu cho ăn không cân đối, thì phân có thể bị rắn, em bé đi cầu 1-2 lần bị đau, nhiều khi chảy máu hậu môn thì bé có xu hướng nín lại, bé sợ không dám đi.

Hoặc bố mẹ có thể cho bé dùng các thuốc làm mềm phân, đây là các loại thuốc không có hại cho sức khỏe, liều điều chỉnh theo nhu cầu của bé, hoặc có thể nhờ bác sĩ tư vấn. Thứ hai, ăn đủ rau, đủ trái cây, đủ nước. Thứ ba, phải tháo phân ra hằng ngày, làm sao cho bé tập đi cầu được; nhưng nếu nặng quá phải bơm, tháo phân bằng thuốc hỗ trợ…

Việc táo bón ở trẻ em phải điều trị lâu dài (từ 6 tháng - 1 năm), phải dùng thuốc nhuận tràng…


Hotmom Hồng Nhung: Rối loạn tiêu hóa có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí thông minh của trẻ hay không? Bản thân tôi là một người mẹ, tôi rất quan tâm đến vấn đề phát triển thể chất - trí lực của con. Tôi nghe nói men vi sinh giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, vậy tôi muốn bổ sung thêm men vi sinh trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho con tôi thì có được không? Tôi cần phải lưu ý gì?

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Tôi nhớ lại 2 câu ca dao của ông bà ta trong ngày Tết:

"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh"


Chỉ 2 câu đã cho thấy ông bà ta khoa học vô cùng. Bởi ngày xưa, Tết mới là dịp để được ăn uống thịnh soạn hơn, có thịt mỡ thì dứt khoát phải kèm theo dưa hành, phù hợp về mặt dinh dưỡng. Có nghĩa là vừa phải có chất béo, chất đạm và chất xơ. Mà chất xơ ở đây được lên men, tức là có probiotis - men vi sinh thì nó sẽ phòng tránh rối loạn tiêu hóa rất tốt. Như vậy chúng ta lựa những thực phẩm ngon, lành, hợp khoa học, cân bằng với chất xơ.

Nghĩa là khi ăn chất xơ là phải kèm theo chất lên men là con men vi sinh. Thật ra, chất xơ giúp kích thích hệ tiêu hóa nhưng cơ thể chúng ta không có "xài" cái đó, nó chỉ tạo khối phân thôi nhưng đó lại là thức ăn cung cấp cho những vi khuẩn có lợi trong ruột.

Ngoài ra, các mom nhớ là chọn thực phẩm sạch, đừng nấu nhiều, đừng để dành ăn 2-3 ngày. Môi trường nước ta nóng, ẩm thì chỉ cần 6-8 tiếng là vi trùng đã có thể phát triển đủ số lượng để gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa chứ không cần phải đợi tới thiu, mốc. Do đó, chúng ta hạn chế nấu dư thừa để chế biến đi, chế biến lại.

Nếu có cảm giác không yên tâm, lỡ hôm đó ăn nhiều mà quên ăn rau thì có thể sử dụng men vi sinh loại ăn được. Theo Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa, men vi sinh là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tức là đưa nó vào cơ thể có thể đem lại một số lợi ích nhất định về mặt sức khỏe.

Cái quan trọng cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh là ăn chín, uống sôi, rửa sạch. Nhất là ăn uống điều độ. Cần nhớ rằng, hệ tiêu hóa của chúng ta không có Tết, nó là sự hoạt động đồng bộ các hệ thần kinh từ trục não, ruột, tức là nó có chu kỳ, điều hòa để hoạt động, nghỉ ngơi.


Bạn đọc hỏi qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời: Chào bác sĩ, tôi có đứa cháu cứ ăn xong là lại đi ngoài. Như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ? Xin cảm ơn BS.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Ở người lớn bình thường, không phải tính theo số lần đi ngoài trong 1 ngày mà tính theo tuần. Về lý thuyết, người lớn phải đi ngoài ít nhất 3-4 lần/ tuần, tối đa là 13-14 lần, trung bình khoảng 7-10 lần.

Như vậy, nếu bạn đi ngoài dưới 14 lần, phân vẫn bình thường thì không có gì đáng ngại. Nhưng nếu vượt ngưỡng đó, ăn vào muốn đi cầu ngay thì có thể là hội chứng ruột kích thích, cần được điều trị bằng thuốc, điều chỉnh dinh dưỡng và tốt nhất là đi khám với bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.

Hot mom Tuyết Trinh: Được biết men vi sinh Yunpro (từ CKD Hàn Quốc) thích hợp cho cả trẻ em và người lớn trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Vậy có cần ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này không? Cách dùng cho trẻ em và người lớn giống hay khác nhau như thế nào?

Chuyên gia Hàn Quốc:

Đầu tiên xin được cảm ơn BS Hậu, BS Phương nhận lời tham gia chương trình. Tôi rất vui vì đã có mặt ở đây để giải đáp cho bạn đọc và các hot mom.

Tôi đến Việt Nam cách đây 5 năm cùng đội ngũ khoa học để phát triển những sản phẩm chăm sóc sức khỏe phù hợp với điều kiện và người Việt Nam.

Sau quá trình nghiên cứu thì nhận thấy Việt Nam rất nóng, ẩm vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu ra sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu này.

Probiotis cũng nhạy cảm với nhiệt độ nhưng chúng tôi đã sử dụng công nghệ để bảo vệ Probiotis sống được với điều kiện thời tiết của Việt Nam.

Cùng với đội ngũ của Dược Hậu Giang - công ty dược phẩm hàng đầu Việt Nam để phát triển và cho ra sản phẩm YUNPRO. Với sản phẩm này, chúng tôi xin được hướng dẫn sử dụng như sau:

Trẻ từ 6 tuổi và người lớn: 1-2 gói/ ngày
Trẻ từ 3-6 tuổi: 1 gói/ ngày
Trẻ dưới 3 tuổi: 1.2 gói/ ngày.

Chú ý: Người lớn có dấu hiệu bệnh nặng, trẻ dưới 3 tuổi phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.


Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X