Hotline 24/7
08983-08983

Liên kết bộ ba sa kê - đậu bắp - búp ổi giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

Suy nghĩ suốt một thời gian dài, sau khi dùng thuốc bác sĩ kê cho không thuyên giảm, tôi rủ mẹ chuyển sang dùng các vị thuốc dân gian.

Mẹ tôi đang ở trong tâm thế “không còn gì để mất” nên cũng đồng ý tham gia. Cũng phải mất hơn nửa năm trời tôi mới hỏi được một phương thuốc tuyệt vời, rẻ tiền và dễ tìm ở phía Nam: sa kê, đậu bắp tươi và búp ổi non!

Sau khi cùng mẹ chiến thắng căn bệnh tiểu đường, anh Tùng Dương (Biên Hòa, Đồng Nai) vô cùng phấn khởi. Anh không còn phải khổ sở "bóp mồm bóp miệng" đếm từng hạt cơm, quả nhãn hay ngoảnh mặt làm ngơ với những món ăn khoái khẩu. Bài thuốc anh áp dụng vô cùng hiệu nghiệm chỉ với ba nguyên liệu quen thuộc: sa kê, đậu bắp và búp ổi non.

Ai có người nhà bị bệnh tiểu đường đều thấu hiểu nỗi thống khổ của bệnh nhân. Ăn uống phải kiêng khem kỹ càng, từ bữa chính đến bữa phụ đều phải “quy hoạch” cụ thể, rõ ràng. Chưa kể, nếu là đàn ông thì tuyệt đối phải kiêng rượu bia, chất kích thích, tức là giảm gần hết mọi thú vui mà người bình thường ai cũng được hưởng thụ.

Trước đây, khi cơ thể còn tráng kiện, anh Tùng Dương chưa bao giờ nghĩ có ngày mình teo tóp và khốn khổ vì căn bệnh quá điển hình này. Đến nay khi sức khỏe đã ổn định, gần như chiến thắng được bệnh tiểu đường, anh vẫn còn run sợ khi nhắc lại quá trình chiến đấu gian khổ trường kỳ của mình.

Anh Dương kể: “Tôi thuộc tuýp người dễ mắc bệnh tiểu đường, vì ông ngoại và mẹ tôi đều mắc căn bệnh này. Ông ngoại đã qua đời vì không thể chữa khỏi. Bên nội, bác ruột và em họ con nhà chú tôi cũng bị tiểu đường, nghĩa là nhìn ngang nhìn dọc, từ đời cha ông đến đời chú bác, khả năng di truyền tiểu đường đến tôi là rất cao.

Ban đầu tôi chẳng mảy may lo sợ vì tôi là thầy giáo dạy thể dục ở một trung tâm có tiếng tại TP. Đồng Nai. Tôi có cơ thể dẻo dai và thân hình cân đối, lại ít rượu bia, thuốc lá. Ấy thế mà từ khi được đề bạt lên làm quản lý của chuỗi trung tâm thì tình thế thay đổi hoàn toàn.

Trước tôi làm chuyên môn là chính, chủ yếu đứng lớp, khi nào có thời gian thì tranh thủ học hỏi kĩ thuật mới nên lúc nào cũng chăm chỉ luyện tập, ăn uống theo chế độ để giữ dáng. Nhưng từ khi được thăng chức, tôi phải đi lại, giao lưu với khách hàng nhiều hơn, thời gian tập đã giảm, lại thêm khâu ngoại giao, ăn nhậu “vô tổ chức” khiến tôi tăng cân nhanh, lên 6kg trong một tháng.

Ý thức được vấn đề cân nặng, tôi bắt đầu hạn chế ăn, sử dụng thủ thuật khi đi tiếp khách và năng tập thể dục hơn. Vì thế nửa năm sau, tôi bắt đầu giảm dần về số cân cũ. Cân nặng duy trì ổn định được 6 tháng thì bị giảm không phanh. Càng ăn nhiều tôi lại càng đói, lúc nào cũng có cảm giác thòm thèm.

Đặc biệt là đêm khuya, tôi vô cùng háo nước, chốc chốc lại phải đi tiểu tiện. Tầm nhìn của tôi bị suy giảm nặng nề, nhìn xa không rõ, mắt mỏi và không thoải mái khi phải làm việc nhiều dưới ánh đèn tuýp. Cộng thêm đó tôi phát hiện thấy kiến thường xuyên tập trung trong nhà tắm.

Ngoài ra, nếu không may tôi bị thương hay trầy xước da, các vết tổn thương rất khó lành. Linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành nên tôi đi bệnh viện kiểm tra ngay, và đúng như lo lắng, bác sĩ tuyên bố tôi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tôi sợ hãi vô cùng, vì viễn cảnh đau ốm và mệt mỏi của ông ngoại cùng mẹ ruột đang lơ lửng trước mắt.

Suy nghĩ suốt một thời gian dài, sau khi dùng thuốc bác sĩ kê cho không thuyên giảm, tôi rủ mẹ chuyển sang dùng các vị thuốc dân gian. Mẹ tôi đang ở trong tâm thế “không còn gì để mất” nên cũng đồng ý tham gia. Cũng phải mất hơn nửa năm trời tôi mới hỏi được một phương thuốc tuyệt vời, rẻ tiền và dễ tìm ở phía Nam: sa kê, đậu bắp tươi và búp ổi non!

Ta sẽ dùng ba nguyên liệu trên với công thức sau: Lá sa kê vàng rụng 100g, đậu bắp 100g và búp ổi tươi 20g. Dùng nồi đất sắc ba thứ trên với 2 lít nước trên lửa than, đun cho đến khi chỉ còn lại 500ml thì tắt bếp để nguội, đổ vào chai và chia uống trong ngày.

Song song với đó là giữ nguyên chế độ ăn uống cũ, tránh ăn các thức ăn chứa nhiều tinh bột, kiêng rượu bia thuốc lá, chất kích thích. Mọi người đặc biệt chú ý rằng, không được dùng lá sa kê tươi mà phải chọn loại lá vàng đã rụng xuống bên dưới.

Liên kết bộ ba sa kê – đậu bắp – búp ổi giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đườngLá sa kê có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu, trị tiêu chảy, đái tháo đường, huyết áp cao, sỏi thận, bệnh gout và viêm gan vàng da

Khi sử dụng bài thuốc, tôi và mẹ uống làm hai đợt, mỗi đợt kéo dài 10 - 15 ngày, giữa hai đợt giãn cách là thời gian nghỉ độ 1 tuần đến 10 ngày. Sau đợt chữa bệnh đầu tiên, hai mẹ con tôi đi khám ở bệnh viện thì thấy nồng độ đường trong máu đều đã giảm về dưới mức 5, nghĩa là hoàn toàn bình thường.

Vui mừng khôn xiết, mẹ con tôi về nhà, tiếp tục duy trì chế độ ăn uống hiện thời, tích cực tập thể dục và đợi 2 tháng sau thực hiện liệu trình nhắc lại.

Cứ thế một năm đầu, cứ 3 tháng hai mẹ con tôi tiến hành xong một liệu trình và làm trọn vẹn được bốn lần. Đến nay chỉ số đường trong máu của hai mẹ con đều đã ổn định, bác sĩ khẳng định căn bệnh đã được kiểm soát và có thể khống chế hoàn toàn.

Tôi tìm hiểu thì được biết, y học cổ truyền xem sa kê là một vị thuốc chữa bệnh. Trong 100g phần quả ăn được có các chất sau: protein 1,2g, chất béo 0,3g, chất bột đường 23g, chất xơ 1,34g, chất khoáng 0,94g... và các vitamin B1, B2, C, PP.

Lá sa kê có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu, trị tiêu chảy, đái tháo đường, huyết áp cao, sỏi thận, bệnh gout và viêm gan vàng da. Rễ sa kê có tính làm dịu, trừ ho, vỏ cây sa kê có tác dụng sát khuẩn.

Về đậu bắp, nhiều nghiên cứu cho thấy, đậu bắp rất giàu chất xơ, kể cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ trong đậu bắp mang lại rất nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh táo bón và bệnh trĩ, giảm cholesterol trong máu nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Riêng với bệnh tiểu đường, chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ổn định đường huyết rất tốt.

Liên kết bộ ba sa kê – đậu bắp – búp ổi giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đườngĐậu bắp có tác dụng hạ đường huyết

Đọc thêm các tài liệu trong và ngoài nước, tôi còn phát hiện ra rằng, những thí nghiệm gần đây của các nhà khoa học cho thấy, đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết. Tuy tác dụng hạ đường huyết của đậu bắp không mạnh bằng insulin nhưng nó an toàn hơn, giúp huyết áp ổn định hơn và không có nguy cơ tụt xuống dưới mức cho phép.

Đồng thời nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học tại Hàn Quốc cho thấy, ổi có tác dụng điều trị căn bệnh này khá hiệu quả, toàn bộ các bộ phận trên cây ổi từ lá, quả đều duy trì sự ổn định lượng đường huyết trong máu.

Dịch chiết lá ổi ức chế sự hoạt động của men protein tyrosine hosphatese 1B, trực tiếp điều trị căn bệnh tiểu đường tuýp 2. Không chỉ có lá, quả ổi tươi còn giúp người bệnh giảm lượng đường huyết an toàn nhờ hợp chất pectin (chất xơ hoà tan và không hoà tan) bên trong. Như vậy, kết hợp ba loại thảo dược này với nhau là quá hợp lý, an toàn và vô cùng công hiệu.

Hàng ngày, khi nào “buồn mồm”, mẹ con tôi lại nấu canh lá sa kê, đậu bắp, đọt ổi với đậu hũ non ăn cho đã cơn nghiền. Cách làm: Chuẩn bị ½ lá sa kê, hai trái đậu bắp, năm đọt ổi, một miếng đậu hũ non và một chút muối.

Lá sa kê thái sợi, đậu bắp cắt khúc, đọt ổi non rửa sạch, đậu hũ xắt nhỏ hoặc cắt miếng vuông vừa ăn. Bắc nồi nước lên bếp, đợi nước sôi già cho đậu hũ và đậu bắp vào, khoảng 2 phút sau cho tiếp lá sa kê, đọt ổi vào, nêm gia vị cho vừa ăn, nhắc xuống ngay, dùng nóng với cơm ăn rất vừa miệng.

Chúc mọi người chữa bệnh kiên trì và thành công như mẹ con tôi!”.

Những bài thuốc dễ làm từ lá sa kê

Ngoài công dụng chữa tiểu đường, lá sa kê còn có công dụng trị các bệnh sau:

- Viêm gan: 100g lá sa kê tươi, 50g diệp hạ châu (chó đẻ) tươi, 50g củ móp gai tươi, 50g cỏ mực khô đem nấu nước chung để uống.

- Cao huyết áp: Dùng 2-3 lá sa kê tươi đã vàng vừa rụng xuống, cùng 50g lá chè xanh và 50g rau bồ ngót tươi đem nấu nước uống trong ngày.

- Gout: Dùng độ 100g lá sa kê tươi, 100g dưa chuột và 50 g cỏ xước khô đem nấu nước uống trong ngày.

- Đau răng: Chữa tạm thời trước khi đến khám bằng cách lấy rễ cây sa kê đem nấu nước ngậm và súc miệng.

Lưu ý: Chỉ nên dùng lá sa kê sắc uống trong trường hợp phù thũng, bí tiểu hoặc viêm nhiễm. Không nên uống thường xuyên, nhất là uống quá nhiều sẽ không có lợi, bởi vì ngoài tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, lá sa kê còn chứa độc tính nhất định.


Theo Huyền Trâm - Người giữ lửa

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X