Hotline 24/7
08983-08983

Lẹo mắt có tự khỏi được không hay phải chích mủ, bác sĩ ơi?

Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Vậy khi bị lẹo nên xử trí thế nào?

Chào bác sĩ,
 
2 ngày gần đây, mắt em bị nhiên đau, đỏ, ấn vào mi thấy sưng. Vì trước đây em bị lẹo một lần rồi nên thấy rất giống các triệu chứng trước đây hay gặp phải. Xin hỏi bác sĩ, lẹo mắt có bị tái phát không, thường gặp mấy lần trong đời hay chỉ bị một lần rồi thôi. Đợt trước thì em để nó tự khỏi nhưng bác cạnh nhà nói khi bị lẹo phải chích mủ ra thì mới không bị lặp lại nữa.
 
Mong bác sĩ cho lời khuyên.
 
(Hoàng Hồng Như - TPHCM)
 
Bạn thân mến,
 
Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo thường xuyên tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Triệu chứng: Đau đỏ, ấn đau bờ mi, sau hóa cứng; chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ, hết đau. Lẹo trong diễn biến nặng hơn, áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát.
 
Lẹo mắt thường bị nhầm lẫn với chắp. Mặc dù hai triệu chứng bệnh này tương đối khó phân biệt. Tuy nhiên, chúng vẫn có một số biểu hiện tiêu biểu giúp phân biệt được 2 căn bệnh này.

Về tổng thể, chắp mắt gây viêm nhiễm, còn lẹo mắt thì không. Viêm nhiễm sẽ tạo mưng mủ ở đỉnh của nốt chắp mắt.

Lẹo mắt khiến cho mắt bạn có cảm giác đau nhức, lộm cộm, sưng tấy, ngứa ngáy, thậm chí còn chảy nhiều nước mắt và mỏi mắt khi tiếp xúc với ánh sáng. Còn lẹo mắt thì nhẹ hơn, không khiến mắt bị đau ngứa mà chỉ vướng víu, sưng cộm mắt ở phía ngoài.
 
Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách:

- Không trang điểm mắt hoặc soi gương cho đến khi chiếc mụn lẹo ở mí mắt đã lành hẳn.

- Áp dụng nén ấm cho mắt 3-6 lần/ngày và để giúp chữa lành nhanh hơn những chiếc lẹo mắt. Sự nén ấm này cũng có thể giúp mở ra một lỗ bị chặn để có thể tiêu thoát và bắt đầu chữa bệnh.

- Rửa tay sạch sẽ trước khi bạn áp dụng nén ấm cho mắt. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Bạn không nén nhiệt trong lò vi sóng vì nó có thể trở nên quá nóng và có thể tổn thương mí mắt. Đặt miếng nén trên mắt sau khi bạn đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát (thường là 5-10 phút). Để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng thay vì nước ấm.

- Sử dụng thuốc mỡ điều trị lẹo mí mắt. Hãy chắc chắn rằng, bất cứ loại thuốc mỡ nào bạn mua mà không cần toa phải là để điều trị cho mắt chứ không phải cho tai để làm giảm sự khó chịu của lẹo mắt.

Nếu bạn muốn chữa trị một chiếc mụn lẹo ở mí mắt không phải tại nhà thì bạn có thể đến gặp bác sĩ. Khi ấy bác sĩ có thể kê một toa thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt cho lẹo mắt của bạn. Không nên tự ý dùng dao, kéo hoặc dùng tay nặn, chích lẹo ở nhà vì nguy cơ nhiễm trùng cao, rất nguy hiểm.
 
Bạn chỉ nên rạch chắp/lẹo nếu đi khám và bác sĩ nhận thấy điều đó là cần thiết. Thủ thuật rạch chắp, lẹo được thực hiện trong điều kiện đảm bảo vô khuẩn. Sau khi chích, mắt bạn sẽ được băng lại trong vài giờ. Bạn sẽ được kê toa, dùng thuốc theo chỉ định.
 
Trân trọng!
 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X