Hotline 24/7
08983-08983

Laser là “chiếc đũa thần kỳ” điều trị triệt để rạn da?

Hiện nay có giải pháp nào trị dứt điểm vết rạn da chưa thưa bác sĩ? Một số chị em tin rằng với kỹ thuật laser có thể đánh bay vết rạn da, thực hư điều này như thế nào ạ?

Các vết rạn da thường xuất hiện ở đâu? Hình và màu sắc vết rạn trông như thế nào, thưa bác sĩ? Vết rạn da có thay đổi theo tuổi của thai kỳ, bởi một số chị em xuất hiện vết rạn từ đầu nhưng có người gần đến tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 mới bị?

Hiện nay có giải pháp nào trị dứt điểm vết rạn da chưa thưa bác sĩ? Một số chị em tin rằng với kỹ thuật laser có thể đánh bay vết rạn da, thực hư điều này như thế nào ạ?

Bác sĩ có thể chia sẻ một số cách để cải thiện vết rạn da trong thời kỳ mang thai cho các chị em?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn thân mến,

Vết rạn da xuất hiện ở những vùng da căng quá mức và nhanh, thường là bụng. Các chị em khi mang thai, da bụng căng và lớn nhanh quá mức. Ngoài vùng bụng, các vùng khác cũng phát triển và to nhanh lên như hông, đùi và ngực. Tất cả những vùng da căng nhanh đều xuất hiện những vết rạn. Da căng theo chiều nào thì vết rạn sẽ căng theo chiều đó.

Nếu căng theo bề ngang, những vết rạn sẽ thấy theo chiều dọc cơ thể, bắt đầu là những vết ngắn, dần dần sẽ theo chiều dài ra.

Ban đầu chỉ là những vết mảnh nhỏ, li ti, màu hơi hồng nhưng về sau màu chuyển sang đỏ và bề ngang của vết rạn to dần, có khi chuyển sang màu tím sậm.

Ban đầu, những vết rạn chỉ xuất hiện ít nhưng về sau sẽ nhiều hơn, dày đặc và theo chiều dọc vùng bụng, cơ thể. Những vùng da tay, nách cũng có thể rạn và vùng bụng, đùi và ngực dễ thấy nhất.

Tùy theo bạn có vùng nào trên cơ thể lớn nhanh, nở nhanh thì sẽ bị nhiều hơn. Có những mẹ tới những tháng cuối của thai kỳ mới bị rạn da vì khi đó sức nặng của em bé mới tỳ xuống vùng bụng dưới, vùng dưới rốn, xuất hiện vết rạn lớn hơn, nhiều hơn, to hơn và nứt rộng hơn, nhiều khi còn cảm thấy đau.

Thông thường, chị em khi mang thai sẽ xuất hiện vết rạn vào sau tháng thứ 3 của thai kỳ vì từ tháng thứ 4, em bé trong bụng sẽ bắt đầu phát triển về cân nặng. 3 tháng cuối của thai kỳ lớn nhanh nhất, nên những vết rạn sẽ xuất hiện nhiều nhất vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Đối với chị em có làn da không được săn chắc và sẫm màu thì có thể xuất hiện sớm.

Sau khi sanh xong, chúng ta mới điều trị rạn da, còn trước khi sanh thì chúng ta phòng ngừa.

Các chị em thường quan niệm laser là một “chiếc đũa thần kỳ” có thể điều trị mọi vấn đề về da. Tuy nhiên, khi nói về cấu trúc của làn da, nguyên nhân gây rạn da và bản chất của rạn da là sự đứt những sợi mô liên kết dưới da, mà đứt như vậy là tình trạng vĩnh viễn.

Trước đây, tình trạng đó không thể hồi phục, đứt rồi là đứt luôn. Tuy nhiên, hiện nay có những phương pháp mới điều trị được tình trạng rạn da.

Chúng ta phải bù đắp lại lượng collagen và elastin mất đi. Vậy bổ sung bằng nào? Chúng ta phải xâm lấn thì mới bổ sung được collagen ở những chỗ bị mất như phương pháp lột da (thay da sinh học, bổ sung tế bào gốc), lăn kim và laser. Laser cũng tạo nên những tổn thương ở những vùng bị rạn nứt, khi tạo tổn thương thì sẽ có một cơ chế là tăng sinh collagen để bù đắp lại vết thương đang hình thành.

Ngoài ra, còn có phương pháp cấy chỉ, tức là luồn chỉ vào các vết rạn nứt đó. Nhưng, tất cả các phương pháp này chỉ giúp hồi phục da bị rạn ở tình trạng nhẹ, đường nứt không lớn lắm, không nhiều lắm chứ không thể nào hoàn hảo 100%.

Vì không thể cải thiện hoàn toàn y như vòng eo con gái cho nên chúng ta nên ngừa, từ lúc mang thai cần có những biện pháp bảo vệ làn da và chăm sóc làn da để đừng bị nứt. Khi bị nứt rồi, phải chăm như thế nào để không bị nứt lớn quá, rộng quá, nhiều quá thì khó hồi phục sau khi sanh.

Trong khi mang thai, những tháng đầu nên dưỡng da, có thể dùng kem, gel, dầu giữ ẩm cho làn da. Khi làn da được giữ ẩm thì những sợi collagen có độ mềm mại và độ căng giãn tốt hơn, khó bị nứt, bị đứt hơn. Sau khi sanh rồi cũng nên sử dụng những sản phẩm làm mờ vết rạn và làm sáng da. Vì thường khi mang thai, ngoài tình trạng bị nứt, da chúng ta hay bị sậm màu, tối màu thì những loại kem làm sáng màu và làm mềm da phần nào sẽ bổ sung collagen, giúp làm mờ vết rạn. Nếu sử dụng đúng cách, từ vết rạn màu hồng, màu đỏ ban đầu sẽ mờ đi, tạo thành ánh bạc và nhìn không thấy nữa thì sẽ đỡ phần nào về mặt thẩm mỹ.

Trích trong: TS.BS Trần Ngọc Ánh livestream tư vấn: Gìn giữ làn da con gái khi mang thai

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X