Hotline 24/7
08983-08983

Lao thanh quản có lây không?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Bệnh lao thanh quản có lây không? Nếu có lây thì lây qua đường nào, và cách phòng chống lây nhiễm như thế nào ạ? Em cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Lao thanh quản. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Lao thanh quản. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Mức độ lây của bệnh lao đường hô hấp (lao phổi, lao thanh quản) phụ thuộc vào xét nghiệm đàm AFB âm tính hay dương tính.

Lao đường hô hấp AFB + nghĩa là người bệnh mang nhiều vi khuẩn lao trong dịch tiết đường hô hấp - đàm, do đó khả năng lây cho người khác là khá cao, khi em ho, hắt hơi, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ, em sẽ thải vào không khí các hạt nhỏ li ti từ chất tiết của đường hô hấp, và vi khuẩn lao nằm trong dịch tiết, đàm nhớt này chính là nguồn lây bệnh lao cho người khác, chứ không phải chỉ có ho đàm thì mới lây cho người khác.

Ngược lại, lao đường hô hấp AFB (-), nghĩa là người bệnh không mang nhiều vi khuẩn lao trong dịch tiết đường hô hấp - đàm, do đó chưa phát hiện được vi khuẩn lao trong đàm khi xét nghiệm đàm (vi khuẩn lao rất khó phát hiện, đặc biệt khi số lượng ít), vì vậy khả năng lây cho người khác là không cao lắm (nhưng vẫn có thể lây).

Giai đoạn đầu điều trị thì nguy cơ lây bệnh cao hơn giai đoạn sau, em nên mang khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người trong những tháng đầu, ăn uống và vệ sinh hằng ngày bằng dụng cụ riêng biệt, đun trong nước sôi sau khi dùng, nên bồi bổ cơ thể với chế độ ăn giàu dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý trong khi điều trị bệnh; hạn chế tiếp xúc thân mật như ôm hôn, đặc biệt với trẻ nhỏ và người già cho đến tháng cuối cùng của điều trị bệnh.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Lao thanh quản là bệnh viêm thanh quản đặc hiệu do vi trùng lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra.

Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi thứ phát sau lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản. Tỷ lệ mắc lao thanh quản đứng hàng thứ 4-5 trong nhóm bệnh lý lao ngoài phổi, nguy cơ lây nhiễm cao, di chứng lao thanh quản để lại là ảnh hưởng đến giọng nói, nuốt và thở.

Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Từ ổ khu trú ban đầu, vi khuẩn lao qua đường máu, bạch huyết, hô hấp tiếp cận bộ phận khác trong cơ thể.

Vi khuẩn lao ở người có tên là M.tuberculosis với đặc điểm: kháng cồn, kháng toan, ái khí hoàn toàn, phát triển chậm 20-24 giờ sinh sản một lần. Vi khuẩn gây bệnh LTQ theo ba con đường: đường hô hấp, đường bạch mạch, đường máu.

Bạn cần điều trị đúng phác đồ, đủ thời gian.

Nếu chỉ lao thanh quản đơn thuần, tiên lượng tương đối tốt, sau điều trị bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn.

Nếu nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc thì điều trị khó khăn, phải phối hợp thuốc, đặc biệt phải điều trị  bằng  nhóm  quinolon  sẽ  có  nhiều  tác  dụng  không  mong muốn.

Bạn nên:

- Nâng cao sức đề kháng cơ thể.

- Cách ly nguồn lây, điều trị tốt những trường hợp lao phổi.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X