Hotline 24/7
08983-08983

Lắng nghe sức khỏe ăn uống qua 5 dấu hiệu tưởng chừng vô hại

Nỗi ám ảnh chung về cân nặng khiến mọi người bận tâm với việc ăn uống như thế nào và cảm thấy tội lỗi khi ăn bất cứ thứ gì được cho là không lành mạnh. Những suy nghĩ và hành vi này tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất, chúng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Về cơ bản, không phải thông điệp nào của cơ thể cũng mang tính chất cảnh báo, tuy nhiên, nếu bạn liên tục gặp phải một trong các dấu hiệu dưới đây, bạn nên tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ ngay lập tức.

1. Bạn liên tục nghĩ đến thực phẩm và cân nặng của mình.

Rachel Goldman, tiến sĩ - một nhà tâm lý học, cho biết: cô thường nghe các bệnh nhân nói rằng họ luôn nghĩ về những gì họ đang ăn, về bữa ăn tiếp theo hoặc cân nặng của mình.

Rõ ràng là tự nhiên khi nghĩ về thực phẩm tại một số thời điểm nhất định. Nhưng nếu những suy nghĩ này bắt đầu xuất hiện quá nhiều, họ sẽ bỏ qua hầu hết các mối quan tâm khác và nếu họ bị trói buộc trong cảm giác tội lỗi, lo lắng hoặc xấu hổ vì những gì mình đang ăn thì gặp một nhà trị liệu có thể là một ý tưởng tốt.

 Ảnh: d3sign / Getty


2. Bạn lo lắng về việc ăn uống trước mặt người khác.

Nếu ai đó đang cố gắng giảm cân, ám ảnh về hình ảnh cơ thể, hoặc mắc bất cứ chứng rối loạn nào về việc ăn uống và cân nặng, họ có thể do dự hơn khi ăn trước người khác, Goldman nói.

Sự xấu hổ về việc ăn uống trước mặt người khác thường xảy ra với những người mắc chứng chán ăn hoặc bulimia neurosa. Những người mắc chứng rối loạn này không muốn ăn ở nơi công cộng vì họ không muốn bị chỉ trích.

Nếu bạn đang quá quan tâm đến việc ăn trước mặt người khác và tránh các dịp gặp gỡ hay các kế hoạch làm việc có liên quan đến các bữa tiệc, Goldman nói rằng bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức. Ngay cả khi việc bạn dùng bữa với người khác khiến bạn căng thẳng hoặc lo lắng, điều đó đáng để giải quyết.

3. Mức độ thèm ăn đi kèm với thay đổi tâm trạng.

Thỉnh thoảng thèm ăn không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy một sự thay đổi nhất quán trong sự thèm ăn đi kèm với sự dao động tâm trạng, nó có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe tâm lý. Ví dụ, nếu sự thèm ăn thấp đi kèm với cảm giác buồn bã, năng lượng thấp và cảm giác không còn niềm vui trong cuộc sống, điều đó cho thấy nguy cơ bạn bị trầm cảm.

Ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng sức khỏe tâm lý nào cùng với việc chán ăn, bất kỳ sự thay đổi liên tục và không giải thích được về sự thèm ăn hoặc cân nặng đồng nghĩa với việc bạn nên gặp bác sĩ để tìm hiểu điều gì đang xảy ra với sức khỏe của mình.

4. Bạn đang hạn chế nghiêm trọng lượng calo.

Liên tục lo lắng về việc bạn tiêu thụ bao nhiêu calo có thể chỉ ra các rối loạn khác nhau. Một trong những hệ quả rõ ràng nhất là chán ăn. 

Đôi khi, việc hạn chế lượng thức ăn của bạn có thể gây nguy hiểm, Goldman nói. Nếu bạn thường xuyên bỏ ăn để giảm lượng calo kết hợp với uống nhiều rượu, điều đó có thể khiến bạn dễ bị say nắng. 

Vấn đề là calo không phải là tất cả và quan trọng nhất vẫn là dinh dưỡng. Nếu trở nên quá bận tâm với những thực phẩm chứa nhiều calo, thì một nhà trị liệu có thể giúp bạn điều chỉnh lại suy nghĩ của mình.

5. Bạn cảm thấy không thể kiểm soát được bạn ăn bao nhiêu.

Thiếu kiểm soát việc ăn uống là một dấu hiệu đặc trưng của chứng rối loạn ăn uống. Tình trạng này, liên quan đến việc ăn nhiều thực phẩm quá mức một cách thường xuyên, là chứng rối loạn ăn uống phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.

Trên thực tế, một số chẩn đoán rối loạn ăn uống liên quan đến cảm giác ghê tởm, trầm cảm và mặc cảm về thói quen ăn uống. Những cảm xúc đó rõ ràng đủ nghiêm trọng để yêu cầu sự giúp đỡ từ bác sĩ.

Theo Huy Hoàng - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X