Hotline 24/7
08983-08983

Lần đầu tiên tạo "cầu vượt" bằng mạch máu cho bé trai có nguy cơ vỡ lá lách

Một chiếc "cầu vượt" bằng mạch máu đã được các bác sĩ BV Nhi đồng 1 TPHCM thực hiện đã cứu được cháu bé hơn 3 tuổi tránh nguy vơ vỡ lá lách.

Bệnh nhi là bé trai hơn 3 tuổi, ở quận 8, TPHCM, bị hẹp một đoạn mạch máu nuôi ở lá lách nên đối mặt với nguy cơ vỡ lách. Không có đường lưu thông, máu bị ùn ứ và tìm đường thoát ra các ngả mạch máu khác, dẫn đến tình trạng các mạch máu ở dạ dày, thực quản... bị giãn ra vì phải nhận thêm một lượng máu.

Lan dau tien tao 'cau vuot' bang mach mau cho be trai co nguy co vo la lach
Em T.T.G.B, 3 tuổi ở quận 8 bị hẹp tĩnh mạch nuôi lá lách - tình trạng bệnh khá hiếm gặp

BS Nguyễn Hữu Chí, Trưởng khoa Siêu âm, BV Nhi đồng 1 là người phát hiện ra tình trạng này của bé T.T.G.B: “Nếu không kịp thời phẫu thuật, chỉ vài tháng nữa, những mạch máu bị giãn... sẽ vỡ ra. Khi đó bệnh nhi rơi vào tình trạng nôn ói ra máu hoặc đại tiện ra máu. Chưa kể, lá lách bị sưng to dễ bị vỡ nếu chẳng may bé có một va chạm nhẹ khi chạy nhảy”.

Các bác sĩ cho biết, thế giới có rất ít người mắc bệnh này và y văn ghi nhận tình trạng này bằng tên gọi “tăng áp lực tĩnh mạch cửa khu trú do hẹp tắc tĩnh mạch lách”. 

Cách xử lý thường là cắt bỏ đoạn mạch máu bị hẹp và thay vào đó bằng một đoạn mạch máu khác. Nhưng khuyết điểm của phương pháp này là máu từ lá lách không được qua gan để lọc chất độc.

Lan dau tien tao 'cau vuot' bang mach mau cho be trai co nguy co vo la lach
BS Đào Trung Hiếu - phẫu thuật viên của ca mổ (bên trái) và BS Nguyễn Hữu Chí - người có sáng kiến tạo cây cầu vượt bằng mạch máu (bên phải ảnh)

“Tại sao không thử làm một cây cầu vượt bằng mạch máu bắc qua vị trí đoạn mạch máu bị hẹp để vừa thông máu vừa đảm bảo máu vẫn qua gan?”. Với suy nghĩ đó, BS Nguyễn Hữu Chí thử đặt hàng cho bác sĩ Đào Trung Hiếu làm một cầu vượt bằng mạch máu.

Sau khi hội chẩn và nhận thấy đây là một giải pháp cực kỳ hợp lý rất logic, các bác sĩ BV Nhi đồng 1 quyết định thực hiện ca phẫu thuật cho cháu bé vào tháng 3/2018.

Cây cầu vượt bằng mạch máu được lấy từ một đoạn tĩnh mạch cổ dài khoảng 10 cm. Sau khi ghép vào mạch máu, trong 48 giờ sau đó, lá lách bắt đầu xẹp xuống: kích thước từ 140 mm chỉ còn 100 mm và khi xuất viện còn 90 mm. Kết quả siêu âm cho thấy lượng máu được dẫn lưu qua cây cầu vượt mạch máu rất tốt.

Lan dau tien tao 'cau vuot' bang mach mau cho be trai co nguy co vo la lach
Kỹ thuật mới này mở ra một hướng điều trị tốt hơn cho trẻ em bị hẹp tĩnh mạch cửa

Tất cả kỹ thuật cắt, ghép mạch máu này được BS Đào Trung Hiếu thực hiện với mắt thường vì ông cho biết lúc đó các mạch máu của cháu bé đã sưng to, gần bằng 2/3 ngón tay.

Với kỹ thuật mới này, bác Hiếu cho biết sẽ mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhi, giúp giải quyết sớm và triệt để tình trạng hẹp mạch máu ở tĩnh mạch cửa cho trẻ em.

Theo Hiếu Nguyễn - Phụ nữ TPHCM

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X