Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để phòng ngừa bệnh viêm phổi, giãn phế quản tái phát?

Câu hỏi

Chào BS, Bị viêm phổi, giãn phế quản là chẩn đoán của BV phổi tỉnh nơi tôi thường xuyên điều trị. Vậy tôi xin hỏi làm thế nào để tránh bị tái phát bệnh và bệnh này có thể điều trị khỏi được không ạ? Cảm ơn BS. Nhờ BS tư vấn giúp tôi.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bệnh giãn phế quản. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh giãn phế quản. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bác,

Bệnh viêm phổi là bệnh lý cấp tính, điều trị hết đợt viêm phổi là coi như ổn rồi.

Thế nhưng, giãn phế quản là một bệnh lý mạn tính, điều trị không khỏi hẳn được và sẽ có những đợt viêm nhiễm tại phế quản-phổi tái đi tái lại. Giãn phế quản là do giãn nở bất thường (nở rộng) các đường thở của phổi (phế quản). Trong một số trường hợp chỉ có một đường thở bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp khác, nhiều đường dẫn khí bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp rất nặng, sự giãn nở đường thở xảy ra ở khắp cả hai phổi.

Có nhiều nguyên nhân gây ra giãn phế quản, bao gồm 4 nguyên nhân chính:

1. Các bệnh di truyền (xơ nang và rối loạn vận động lông chuyển nguyên phát)

2. Các vấn đề của hệ miễn dịch (giảm khả năng chống lại nhiễm trùng)

3. Có bệnh sử nhiễm trùng phổi trong quá khứ

4. Các vấn đề về nuốt gây ra việc hít phải làm thức ăn hoặc chất lỏng rơi vào phổi. Tuy nhiên, trong khoảng 40% trường hợp, nguyên nhân gây giãn phế quản không được xác định. Những trường hợp này được gọi là "chứng giãn phế quản nguyên phát."

Giãn phế quản không thể hồi phục được, tuy nhiên nó có thể điều trị được để giảm triệu chứng, giới hạn và sự tiến triển của các triệu chứng. Điều trị có thể giúp bệnh giãn phế quản không trở nên tồi tệ hơn, và giúp ngăn chặn vòng luẩn quẩn của việc nhiễm trùng lặp đi lặp lại. Hiếm khi, có những bệnh nhân chỉ bị giãn phế quản trong một vùng của phổi, phẫu thuật cắt bỏ phần phổi đó có thể chữa khỏi bệnh này.

Để phòng ngừa bệnh tái phát, bác cần vệ sinh răng miệng (đánh răng, súc miệng) và mũi họng (xịt nước muối khoáng rửa mũi) mỗi ngày, duy trì lối sống lành mạnh với việc ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh, hoa quả, không thức khuya, không tiếp xúc với khói thuốc lá, hạn chế tiếp xúc khói bụi, tập thể dục vừa với sức mình, chích ngừa cảm cúm mỗi năm một lần và chích ngừa phế cầu 5 năm một lần, đến ngay BV khi có triệu chứng bất thường như ho tăng, khạc đàm tăng, đàm đổi màu, thở mệt.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:



Giãn phế quản là tình trạng mà các ống phế quản nằm trong phổi bị tổn thương vĩnh viễn và lớn ra một cách bất thường. Những đường dẫn khí bị tổn thương làm cho vi khuẩn và chất nhầy có cơ hội tuyệt vời để ứ lại trong phổi. Cuối cùng, khi các vi khuẩn và chất nhầy đi khắp hệ thống phòng thủ của phổi, tình trạng nhiễm trùng và tắc nghẽn trong đường thở sẽ xảy ra.

Giãn phế quản xuất hiện khi các thành của đường thở (phế quản) dày lên do viêm mạn tính hoặc nhiễm trùng và do dịch nhầy ứ đọng.

Giãn phế quản có thể được điều trị nhưng không thể dứt hết bệnh. Bạn có thể sống một cuộc sống bình thường với các phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, đợt bùng phát phải được điều trị một cách nhanh chóng để cho oxy cung cấp đến các nơi còn lại của cơ thể bạn không bị thiếu hụt.

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với giãn phế quản:

- Hãy nhớ điều trị sớm. Điều này sẽ giúp ngăn chặn giãn phế quản khỏi bị nhiễm trùng phổi;
- Khi đi ra ngoài, bạn nên tránh không khí ô nhiễm và bảo vệ phổi tránh các khí hóa chất.
- Bỏ hút thuốc lá là rất quan trọng cho phổi;
- Đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để tiêm chủng ngừa cúm, ho gà, sởi vì những tình trạng này có liên quan đến các bệnh ở tuổi trưởng thành.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X