Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để có thai kỳ an toàn khi có hiện tượng bong nhau?

Câu hỏi

Khi tôi có bầu 14 tuần tôi có hiện tượng bong nhau thai 5mm. Bác sĩ cho tôi tiêm nội tiết và uống giảm co cũng như nghỉ ngơi 10 ngày. Sau 10 ngày tôi khám lại thấy hiện tượng đó không còn. Tôi rất lo lắng quá trình còn lại nửa chặng đượng tiếp theo của tôi. Xin bác sĩ cho lời khuyên để giúp tôi mẹ tròn con vuông và an toàn nhất. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời
Nên khám thai định kỳ khi có hiện tượng bong nhau. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nên khám thai định kỳ khi có hiện tượng bong nhau. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Yến Linh thân mến,

Sau khi tái khám, hiện tượng bong nhau không còn, điều này có nghĩa là em bé của bạn đã phát triển bình thường và an toàn. Bạn không nên lo lắng quá. Việc lo lắng và stress quá mức sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:


Nhau bong non, còn được gọi là sự bong sớm của nhau thai chưa trưởng thành, là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ. Các vỏ nhau thai tách ra khỏi thành bên trong của tử cung trước khi sinh.

Nguyên nhân của hiện tượng nhau bong non ở mẹ bầu không quá rõ ràng, tuy nhiên, có một số nhân tố nguy hiểm dưới đây làm tăng nguy cơ xảy ra hiện tượng trên:

- Những mẹ bầu đã có tiền sử nhau thai bong non dẫn đến nguy cơ tái phát cao.

- Người nghiện thuốc lá hoặc sử dụng ma túy

- Uống quá nhiều rượu trong quá trình mang thai.

- Mắc bệnh tăng huyết áp, có thể là cao huyết áp khi mang thai hoặc tăng huyết áp mãn tính.

- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo.

- Những phụ nữ sinh nhiều con sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

- Phụ nữ trên 35 tuổi.

- Những người có chứng rối loạn đông máu.

- Phụ nữ gặp phải các hiện tượng bất thường về tử cung hoặc bị u xơ tử cung

- Đối với các mẹ bầu mang đa thai.

- Trẻ có dây rốn quá ngắn sẽ dễ dẫn hiện tượng nhau bong non.

Các triệu chứng chung là:

- Chảy máu tử cung, co thắt tử cung bất thường, và suy thai dựa trên các xét nghiệm kiểm tra tim thai.

- Các cơn co thắt gây đau.

- Mệt mỏi, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, đau bụng, và đau lưng.

Nếu hiện tượng nhau thai bong non chỉ bong cục bộ hoặc một vùng nhỏ thì hầu như ít xảy ra biến chứng. Miễn là quá trình lưu thông máu đến thai nhi không bị ảnh hưởng thì sẽ không nguy hiểm đối với mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu bị bong nhiều đồng thời mất một lượng máu khá lớn thì việc điều trị cấp cứu là cần thiết.

- Có thể dẫn đến hiện tượng sinh non.

- Mẹ bị sốc do mất nhiều máu.

- Thiếu oxy cho thai nhi, dẫn đến bại não thậm chí tử vong (khoảng 15% trẻ sơ sinh sẽ tử vong khi mẹ có hiện tượng nhau bong non).

- Nếu không thể kiểm soát được việc mất máu sau khi sinh có thể phải cắt bỏ tử cung.

Các phương pháp phòng tránh tình trạng nhau bong non:

- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cocain, rượu bia...

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: cung cấp đầy đủ chất đạm, chất xơ, chất béo, vitamin, khoáng chất… không chỉ giúp mẹ và bé khỏe mạnh mà còn hạn chế được những bệnh lí không mong muốn.

- Sinh đẻ có kế hoạch: mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 - 2 con. Việc sinh đẻ nhiểu làm cho tử cung và các bộ phận khác trong cơ quan sinh sản của mẹ bị tổn thương.

- Điều trị dứt điểm cao huyết áp, bệnh thận trước khi mang thai

- Có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý

- Không vận động mạnh: mẹ bầu cần tránh những hoạt động mạnh như leo cầu thang, đi lại nhiều, cúi gập bụng, với tay lên cao…

- Sinh ở độ tuổi thích hợp đề hạn chế những bệnh lí bất thường: không nên mang thai ở độ tuổi quá cao (trên 35 tuổi) là điều mẹ bầu cần chú ý để hạn chế nguy cơ gây nhau bong non.

- Không nạo phá thai nhiều

- Khám thai định kỳ.


BS.CK1 Quách Văn
Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quốc tế City


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X