Hotline 24/7
08983-08983

Làm gì để cải thiện tình trạng hơi thở bốc mùi?

Vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng hơi thở vẫn bốc mùi làm không ít người mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống.

“Cháu phát hiện hơi thở luôn có mùi hôi hơn một năm nay. Mặc dù đã đi khám răng hàm mặt, mũi họng nhưng bệnh tình không đỡ. Tình trạng hôi miệng kéo dài làm cháu tự ti khi giao tiếp với mọi người, thậm chí cháu đã phải chia tay bạn trai nhiều lần vì căn bệnh khó nói này. Có người nói với cháu, bị hôi miệng là do bệnh ở dạ dày gây nên. Điều này có đúng không và cháu nên làm gì để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi?”.

Đó là câu chuyện của một cô gái trẻ khi đến gặp PGS.TS Nguyễn Duy Thắng, Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa, Nguyên Phó giám đốc BV Nông Nghiệp để thăm khám sức khỏe.

Sau khi nghe bệnh nhân kể về tình trạng sức khỏe của mình, kết hợp với các kết quả xét nghiệm, thăm khám, PGS.TS Nguyễn Duy Thắng kết luận nữ bệnh nhân này bị trào ngược dạ dày thực quản. Và chính bệnh trào ngược dạ dày thực quản là thủ phạm chính gây ra tình trạng hôi miệng của bệnh nhân.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan

PGS Thắng cho biết, trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý về đường tiêu hóa, xảy ra khi các chất dịch trong thành dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Các dịch vị này có tính axit làm kích thích niêm mạc thực quản gây ra các chứng trào ngược với những biểu hiện ợ hơi, ợ nóng…

Đặc biệt, tình trạng hơi thở có mùi là một trong những biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Bởi khi dạ dày co bóp nhiều sẽ làm cho hơi từ dạ dày bị đẩy lên khoang miệng nhiều, gây ra mùi hôi khó chịu.

Tình trạng ợ hơi, ợ nóng, hơi thở có mùi hôi không những làm người bệnh khó chịu mà còn làm họ mất tự tin khi giao tiếp với người khác. Để điều trị tình trạng hôi miệng trong trường hợp này, cần phải điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

“Với những người bị hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản, chỉ vệ sinh răng miệng hàng ngày, chữa các bệnh về mũi họng không đem lại hiệu quả. Bởi đó không phải là nguyên nhân chính gây ra hôi miệng cho người bệnh. Cách tốt nhất của những bệnh nhân này là đi thăm khám bác sĩ tiêu hóa để được tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ”- BS Thắng cho hay.

PGS.TS Nguyễn Duy Thắng cho biết:
PGS.TS Nguyễn Duy Thắng cho biết: "Người bị hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản, chỉ vệ sinh răng miệng hàng ngày, chữa các bệnh về mũi họng không đem lại hiệu quả"

Bên cạnh đó, BS Thắng cũng khuyến cáo người bệnh nên thay đổi lối sống để khắc phục chứng hôi miệng, trong đó cần chú ý:

- Thay đổi chế độ ăn: kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay, nước uống có ga, không ăn kẹo sôcôla.

- Thói quen ăn uống: Không ăn quá no, nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, không ăn muộn vào buổi tối, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn.

- Kê cao chân đầu giường 10 - 15cm.

- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.

- Ngưng các thuốc kích thích dạ dày.

- Không mặc quần áo bó chặt. 

Theo Linh Nhi - Gia đình mới

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X