Hotline 24/7
08983-08983

Lại bị chó cắn sau 1 năm tiêm phòng có cần tiêm lại?

Năm trước cháu bị chó nhà bên cắn chảy máu, mẹ cháu đã đưa đi chích ngừa 3 lần và 1 năm nay vẫn bình thường. Năm nay cháu học lớp 8, ngày 18/8/2019 khi đang đi với bạn, cháu bị con chó to ở bên phải đuổi theo,cháu đưa chân phải lên để không bị cắn nhưng không hề biết bên trái cũng có một con chó khác và bị nó cắn ở bắp đùi. Về nhà thấy có vết bầm tím nhưng không chảy máu, có một vết xước nhỏ và cháu đã rửa chân khi về tới nhà và hái lá ớt chà vô. Bác sĩ cho cháu hỏi nếu cháu bị chó cắn không chảy máu thì có nên tiêm ngừa lần nữa không?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào cháu,

Việc cháu có những xử lý rửa vết thương bằng xà phòng ngay sau khi về nhà là rất tốt. Trong trường hợp của cháu dù vết cắn không chảy máu nhưng cũng có thể gây chầy xước ở da và cũng có thể nước dãi của con chó đó đã tiếp xúc vào chỗ chày xước đó. Hơn nữa con chó đó khá hung dữ (theo cảm nhận trong chia sẻ của cháu) và gia đình cháu cũng không theo dõi được nó trong những ngày tới. Vậy cháu nên đến ngay cơ sở y tế lần trước cháu đã tiêm phòng để các bác sĩ kiểm tra vết thương và xác định xem cháu có cần tiêm phòng ở lần này không?

Bình thường nếu tiêm đúng lịch tiêm theo phác đồ phòng dại thì có thể phòng bệnh lên đến 5 năm, không rõ cháu tiêm cách đây bao lâu rồi? Kể cả cháu mới tiêm phòng , tuy nhiên việc cháu tiêm rồi vẫn có thể phải tiêm lại vì hiệu lực miễn dịch ở vắc xin là không đồng đều ở mọi người hoặc tiêm không đủ mũi, có người miễn dịch sau khi tiêm nhưng cũng có người không miễn dịch được là do phản ứng của từng người với vắc xin.

Cháu nên đến cơ sở y tế ngay để các bác sĩ có thể kiểm tra vết thương chính xác nhất vì đây là vết thương nhỏ nên để lâu có thể việc lành da sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá vết thương của cháu. Cháu nên chú ý đi cùng người lớn hay tránh đi đến những khu vực có chó dữ nhất là cho thả rông, hiện tại có rất nhiều giống chó nước ngoài có thể hình to lớn, hung dữ và việc tấn công của những con chó này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người ngay lập tức.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Chó cắn xước da có cần chích ngừa vắc xin phòng dại?

>> Tiêm vắc xin ngừa dại sau 1 tuần bị chó cắn có an toàn?

Thời kỳ ủ bệnh được tính từ thời điểm bị chó cắn đến khi phát bệnh, đây là khoảng thời gian quý báu quyết định khả năng cứu sống người bệnh. Dấu hiệu khác lạ duy nhất là vết cắn. Vì vậy, người bị động vật cắn cần phải đi khám để tiêm phòng bệnh dại càng sớm càng tốt.

Tiêm vacxin phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu nạn nhân bị động vật bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn. Đặc biệt cần nhanh chóng tiêm phòng trong các trường hợp sau đây:

- Vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu.

- Màng nhầy ở da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại.

- Con vật đã cắn người bị chết hoặc biến mất trong thời gian theo dõi hoặc có biểu hiện hành vi không bình thường, thất thường, bị ốm hoặc thay đổi tính tình.

- Kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính.

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X