Hotline 24/7
08983-08983

Kim trong xét nghiệm tiểu đường có được thay mới không?

Câu hỏi

Dạ bác sĩ cho con hỏi về bút kim lấy máu ạ, Đợt trước con có đi dự thảo nước uống có cồn để người ta đo mạch, huyết áp, đường huyết sau khi dùng nó. Khi dùng bút kim tiêm lấy máu thì con không biết họ có thay kim không vì dự thảo nhiều người. Nếu họ không thay mà dùng nhiều người nhưng lỡ có người bị HIV thì con có bị lây nhiễm không ạ? Con cám ơn bác sĩ trả lời vào email con với ạ.

Trả lời
xét nghiệm đường huyết mao mạch. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm đường huyết mao mạch. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Loại xét nghiệm em đã làm là xét nghiệm đường huyết mao mạch, với 1 giọt máu ở đầu ngón tay cho kết quả đường huyết mao mạch tại thời điểm đó.

Xét nghiệm này họ bắt buộc phải dùng kim mới và là kim riêng cho từng người, que thử đường để nhỏ máu vào cũng là que thử mới và que thử riêng cho mỗi người, chỉ có máy hiển thị kết quả và bút bắn đầu kim ra thì mới là 1 máy và 1 bút vì phần này không bị nhiễm máu, đây là quy định, que thử và kim rất rẻ, không ai dùng lại kim đâu, em yên tâm.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Xét nghiệm đường huyết là loại xét nghiệm máu cung cấp các chỉ số về lượng đường có trong máu. Xác định được các thông số về glucose trong máu của một người giúp bạn biết được người đó tăng hay giảm đường huyết hay đang ở mức bình thường.

* Cách xét nghiệm đường huyết: Bạn sẽ được lấy mẫu máu để xét nghiệm, chỉ cần một giọt máu từ tĩnh mạch hay đầu ngón tay. Cũng có thể lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm đường huyết. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự kiểm tra đường huyết của mình bằng máy theo dõi đường huyết có cảm biến để dưới da bụng, màn hình điện tử của thiết bị sẽ cho biết nồng độ đường huyết của bệnh nhân 5 phút/lần.

* Yêu cầu đối với bệnh nhân trước khi xét nghiệm đường huyết: Với xét nghiệm đường huyết tầm soát, bệnh nhân cần nhịn ăn và không uống thuốc ít nhất 8 giờ. Với xét nghiệm dung nạp glucose bắt buộc người bệnh phải nhịn đói ở lần xét nghiệm đầu tiên và sau đó uống một cốc nước có lượng đường nhất định.

* Vai trò của xét nghiệm đường huyết: Xét nghiệm đường huyết giúp xác định nồng độ glucose có trong máu, qua đó phát hiện được tình trạng tăng hay giảm đường huyết của cơ thể bệnh nhân cũng như để theo dõi đường huyết của bệnh nhân đó. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định bệnh nhân nên sử dụng loại thuốc gì, sử dụng loại insulin nào, cần có chế độ ăn uống cùng lối sống ra sao…

* Đối tượng nào cần xét nghiệm đường huyết: Không chỉ các bệnh nhân đã có tiền sử bệnh, đang mắc bệnh hay đang điều trị bệnh mà ngay cả những người khỏe mạnh, không có triệu chứng bệnh nào cũng nên xét nghiệm đường huyết để có thể kiểm soát tối đa nguy cơ mắc bệnh. Xét nghiệm đường huyết được tiến hành ở các chương trình cộng đồng, các đợt khám sức khỏe định kì và cả trong các ca cấp cứu để xem các triệu chứng bệnh có phải do tăng hay giảm đường huyết gây ra hay không.

* Các loại xét nghiệm đường huyết:

- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Đây là xét nghiệm phổ biến nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường, được tiến hành ở phòng xét nghiệm hoặc do bệnh nhân tự theo dõi ở nhà bằng máy đo đường huyết. Xét nghiệm này cho kết quả ngay tại thời điểm lấy máu xét nghiệm, giúp đánh giá tình trạng bệnh hiện tại cũng như kết quả điều trị và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần nhịn đói ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm.

- Xét nghiệm đường huyết sau 2 giờ ăn: Glucose trong máu bắt đầu tăng sau khi ăn 10 phút, ở người không bị tiểu đường glucose máu đạt đỉnh sau 1 giờ,và sau 2-3 giờ glucose trở về mức bình thường trước khi ăn. Glucose ở thời điểm sau 2 giờ ăn < 140mg/dL là bình thường, từ 140-199mg/dL là rối loạn dung nạp glucose và > 200mg/dL là đái tháo đường.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X