Hotline 24/7
08983-08983

Kiêng những gì khi cơ thể thừa chất đạm?

Câu hỏi

BS cho cháu hỏi, Cháu đi khám kết quả thừa chất đạm. Vậy cháu nên kiêng những gì ạ?

Trả lời
Những thực phẩm giàu đạm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Những thực phẩm giàu đạm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

“Thừa chất đạm” là một từ khá chung chung, BS phải xem xét xem em thừa cái gì, tăng protein toàn phần, tăng albumin máu, tăng globulin máu hay tăng acid uric máu, mức độ tăng ra sao, có cần dùng thuốc không hay chỉ cần kiêng ăn, em có đang dùng thuốc gì không, bệnh đi kèm là gì…

Do đó, em cần cung cấp thêm thông tin cụ thể về xét nghiệm mình đã làm về cho AloBacsi, hoặc là tư vấn trực tiếp với BS đã ra chỉ định xét nghiệm này cho em là tốt nhất, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Đạm hay còn gọi là protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa… là một thành phần quan trọng góp phần cho cơ thể phát triển toàn diện, trong quá trình tập thể hình thì protein sẽ đóng vai trò mấu chốt cho các cơ của bạn. Nhưng không phải cứ ăn nhiều đạm thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, ngược lại nếu bạn lạm dụng quá nhiều chất đạm sẽ khiến cơ thể dư thừa protein dẫn đến béo phì hay các nhiều bệnh khác liên quan.

Chất đạm được chia thành hai loại là đạm động vật và đạm thực vật. Thực phẩm giàu đạm động vật gồm thịt, cá, trứng, tôm, cua, sò, sữa. Các loại họ đậu như đậu xanh, đậu phộng; gạo, nấm, rau... sẽ cung cấp đạm thực vật.

Cơ thể cần cung cấp đủ đạm nhưng bao nhiêu thì gọi là đủ? Câu trả lời là nhu cầu đạm của cơ thể sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi và tình trạng sinh lý. Cụ thể, trẻ em đang tăng trưởng mỗi ngày cần 2g đạm cho 1kg thể trọng; người trưởng thành chỉ cần 0,8g-1,2g/kg/ngày. Phụ nữ mang thai và cho con bú sẽ có nhu cầu đạm cao hơn lúc bình thường, cụ thể cần từ 10g-15g/kg/ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ăn cả đạm động vật và đạm thực vật mỗi ngày với tỉ lệ 1:1 ở người lớn, 2:1 ở trẻ em. Việc sử dụng đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm giàu đạm trong chế độ ăn sẽ rất có lợi cho sự cung cấp đầy đủ và cân đối các acid amin cho cơ thể.

Lưu ý: Gam đạm không phải là gam thịt, cá và một loại thực phẩm giàu đạm thì không chỉ chứa chất đạm. Ví dụ như trong 100g thịt heo nạc chỉ chứa 18g đạm, 7g béo; 100g đậu xanh chỉ chứa 20g đạm và 51g bột đường. Như vậy, dù là ăn thịt nạc nhưng bạn cũng đã đưa thêm vào cơ thể một lượng mỡ động vật và cholesterol có thể gây nặng nề thêm tình trạng rối loạn mỡ máu sẵn có.

Ngành dinh dưỡng ngày nay khuyến cáo tăng cường sử dụng các loại đạm thực vật trong bữa ăn hằng ngày để tránh chất béo xấu và tăng cường các chất chống ôxy hóa, giúp giảm thiểu các bệnh mãn tính không liên quan đến ăn uống như béo phì, tăng mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ...

Cũng cần lưu ý là lượng thực phẩm giàu đạm sử dụng cho một bữa ăn của một người trưởng thành là khoảng 50g thịt hoặc 100g cá kèm một miếng đậu hũ. Ở trẻ em, khoảng 30g-40g thực phẩm giàu đạm/chén cháo.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X