Hotline 24/7
08983-08983

Kiến thức tổng quan về ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh chỉ gặp ở phái nam. Trong 30 năm trở lại đây căn bệnh này có dấu hiện tăng rõ rệt về số lượng người mắc bệnh.

Bệnh có triệu chứng mờ nhạt và không rõ rệt ở giai đoạn đầu cho đến khi nó phát triển mạnh và lây lan sang các cơ quan khác. Bệnh có cơ hội điều trị khỏi nếu như phát hiện sớm và can thiệp đúng lúc. Vậy nên bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây vì chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.

Ung thư tinh hoàn là bệnh như thế nào?

Ung thư tinh hoàn là gì?


Tinh hoàn là một bộ phận nằm trong tuyến sinh dục của  nam giới. Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh mà các tế bào ung thư phát triển và gây ra những tổn thương tại đây. Bệnh chỉ gặp ở nam giới, khối u ác tính do các tế bào ung thư tạo nên có thể nằm ở 1 hoặc 2 bên tinh hoàn.

Ung thư tinh hoàn có tỷ lệ chữa khỏi khá cao, tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào mức độ phát triển của bệnh. Bệnh được chia thành 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: giai đoạn này các tế bào ung thư nằm hoàn toàn trong tinh hoàn mà không hề lây lan sang các cơ quan khác.
  • Giai đoạn 2: các tế bào ung thư đã bắt đầu tấn công các hạch bạch huyết của các cơ quan xung quanh.
  • Giai đoạn 3: các tế bào ung thư di căn đến những bộ phận xa hơn trong cơ thể.

Nguyên nhân nào gây ra ung thư tinh hoàn?

Hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng bệnh bắt nguồn từ sự phát phân chia và tăng trưởng không bình thường của các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn. Nếu như bình thường các tế bào phân chia theo một nguyên tắc nhất định thì những tế bào ung thư lại phân chia một cách bất bình thường và không thể kiểm soát được. Chúng phát triển nhanh và không kiểm soát được sau đó tích tụ thành khối u trong tinh hoàn.

Mặt dù không xác định được nguyên nhân chính xác nhưng vẫn có những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh như:

  • Người mắc bệnh tinh hoàn ẩn.
  • Tinh hoàn phát triển không bình thường.
  • Di truyền: gia đình có người thân bị bệnh.
  • Chủng tộc: những người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn da màu.
Làm thế nào để nhận biết đang bị ung thư tinh hoàn?

Ung thư tinh hoàn có những dấu hiệu nào?


Triệu chứng hay gặp và dễ phát hiện nhất đó là phát hiện có một khối u hoặc có cảm giác vùng xung quanh tinh hoàn bị sưng to. Khối u này có thể có cảm giác đau hoặc không. Ngoài ra, bệnh còn có những triệu chứng khác như:

  • Có cảm giác đau âm ỉ ở vùng bụng hoặc bẹn.
  • Bìu có cảm giác nặng, tụ dịch đau hoặc khó chịu.
  • Có cảm giác đau lưng.
  • Một triệu chứng có thể gặp đó là ngực căng to và đau.
Ung thư tinh hoàn điều trị thế nào?

Một điều đáng mừng cho những người không may mắc phải căn bệnh này đó là có đến khoảng 90% trong tổng số các ca được chẩn đoán mắc bệnh. Kể cả những trường hợp đã có những di căn xa vẫn có cơ hội chữa được lên đến 70 - 80%. Các phương pháp chủ yếu để trị bệnh đó là: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Phương pháp phẫu thuật được lựa chọn khi bệnh nhân có khối u nhỏ và ung thu không phải dòng tinh. Đối với những trường hợp bệnh mà tế bào ung thư đã lan rộng sang các hạch bạch huyết của vùng lân cận thì lúc này người bệnh sẽ được dùng phương pháp xạ trị để điều trị. Nếu bệnh đã di căn đến cơ quan khác xa hơn thì phương pháp được chọn sẽ là hóa trị.

Việc cắt bỏ 1 bên tinh hoàn sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt tình dục hay sinh con của người bệnh.

Có thể phòng ngừa ung thư tinh hoàn được không?

Cách tốt nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư tinh hoàn đó là tự kiểm tra. Hằng tháng, nam giới nên tự thực hiện kiểm tra tinh hoàn của mình xem có những điểm nào bất thường hay không. Có thể kiểm tra bằng cách trong lúc tắm quan sát kỹ xem có những biểu hiện nào bất thường hoặc có khối u tinh hoàn nào không.

Không hút thuốc, không uống rượu bia: đây là những thứ có chứa nhiều chất độc hại và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn. Mặt khác, việc thường xuyên sử dụng các thứ vừa kể trên sẽ làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng và tinh trùng sản xuất ra kém chất lượng, đồng thời làm giảm ham muốn tình dục.


Chế độ ăn uống khoa học: việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bạn có được một cơ thể khỏe mạnh và có khả năng chống lại nhiều loại bệnh tật. Đặc biệt đối với những người có tiền sử gia đình bị mắc căn bệnh này thì cần có chế độ ăn uống hợp lý hơn để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Khám sức khỏe định kỳ: ung thư tinh hoàn ở giai đoạn đầu không có triệu chứng điển hình nên rất khó phát hiện. Vì vậy nếu muốn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời bạn nên định kỳ thăm khám bác sĩ. Đối với những người khỏe mạnh nên định kỳ khám bác sĩ 6 tháng 1 lần, còn đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư hoặc có các yếu tố nguy cơ gây bệnh thì nên tái khám thường xuyên hơn.

Theo Bệnh viện K

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X