Hotline 24/7
08983-08983

Không tự chủ được chuyện đại tiện, cháu nên làm gì?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Năm nay cháu 19 tuổi nhưng không chủ động được chuyện đại tiện của mình. Mỗi lần đi đại tiện cháu chỉ nhịn được 2 phút nên rất mất tự tin khi đi chơi. Cháu bị hồi 8 tuổi tới giờ. Cháu lên mạng tìm hiểu thì nói là bệnh đại tiện không chủ động ạ. Kính mong các bác sĩ giúp cháu ạ, cháu chân thành cám ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Đại tiện không tự chủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đại tiện không tự chủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Việc đại tiện không tự chủ thường có liên quan đến tiêu chảy nặng và táo bón nặng. Tiêu chảy nặng thường xảy ra trong các trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn; do bệnh đường ruột, nghiện rượu, dùng kháng sinh, tổn thương tủy sống, đột quỵ... Táo bón nặng thường xảy ra do tình trạng phân đóng cục cứng trong ruột; vì thường xuyên phải rặn nên hình thành khá nhiều nước phân ở chung quanh cục phân và nước này có thể rỉ ra ngoài hậu môn gây nên tình trạng đại tiện không tự chủ.

Việc xử trí điều trị cũng được thực hiện theo nguyên nhân gây nên. Nếu bị tiêu chảy nặng thì phải điều trị tác nhân gây tiêu chảy. Nếu bị táo bón nặng thì phải thụt tháo lấy phân ra, cho ăn chế độ ăn thích hợp, tránh táo bón bằng cách uống nhiều nước, ăn thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả...; thường xuyên tập luyện, vận động để tránh sự táo bón.Cơ thắt hậu môn có vai trò rất quan trọng trong việc giữ phân trong trực tràng. Nếu cơ thắt này bị tổn thương sẽ không đủ trương lực để giữ phân lại.

Do đó, nếu đã áp dụng các biện pháp chóng táo bón, tập đi vệ sinh đúng giờ buổi sáng mà vẫn đại tiện không tự chủ thì bạn cần khám chuyên khoa Hậu môn trực tràng hoặc Ngoại tiêu hoá để bác sĩ đánh giá hoạt động của cơ thắt hậu môn và có biện pháp can thiệp ngoại khoa xử trí bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Đại tiện không tự chủ là tình trạng mất khả năng kiểm soát nhu động ruột, khiến cho phân tự thoát ra khỏi trực tràng. Bệnh có thể biểu hiện từ thỉnh thoảng bị són phân khi trung tiện đến hoàn toàn mất kiểm soát đại tiện.

Triệu chứng ở người lớn là không thể kiểm soát được trung tiện hoặc đại tiện, đôi khi bệnh nhân không kịp vào nhà vệ sinh.

Đại tiện không tự chủ có thể đi kèm với các vấn đề khác về tiêu hóa, như:

- Tiêu chảy
- Táo bón
- Chướng bụng đầy hơi
- Đau bụng

Nhiều chứng bệnh có thể gây đại tiện không tự chủ, bao gồm:

- Táo bón. Táo bón lâu ngày khiến cơ vòng hậu môn bị yếu dẫn đến đại tiện không tự chủ;
- Tiêu chảy. Phân lỏng khó bị giữ lại trong trực tràng hơn và có thể tự thoát ra ngoài;
- Tổn thương cơ vòng hậu môn do các phẫu thuật ở vùng hậu môn trực tràng hoặc do sinh đẻ, nhất là khi phải rạch tầng sinh môn hoặc đẻ forcep;
- Ung thư hậu môn và trực tràng;
- Các bệnh như sa trực tràng, trĩ;
- Mất cơ lực do tuổi già;
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng.

Tùy theo nguyên nhân, điều trị có thể gồm:

- Thay đổi chế độ ăn
- Dùng thuốc: thuốc chống tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân hoặc một số loại thuốc khác
- Một số bài tập đặc biệt  giúp kiểm soát nhu động ruột tốt hơn
- Phẫu thuật.

Tùy theo nguyên nhân, có thể phòng ngừa bệnh thông qua:

- Giảm táo bón: Năng vận động hơn, ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước là những lời khuyên để giảm táo bón.
- Phòng chống tiêu chảy: Việc loại trừ nguyên nhân gây tiêu chảy, ví dụ điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể giúp ngăn ngừa tình trạng đại tiện không tự chủ.
- Tránh rặn lâu: Rặn lâu khi đi ngoài có thể làm yếu cơ vòng hậu môn, vì vậy nên tránh rặn khi có thể.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X