Hotline 24/7
08983-08983

Không nuốt được, không nói được trên nền bệnh tai biến, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Ba em bị tai biến khoảng 4 tháng, răng đau, chích thuốc tê lấy tủy xong thì ba bị chảy nước miếng, khó nuốt. Ngày thứ ba là không nuốt được, không nói được, chụp CT bác sĩ nói không phải do tai biến. Giờ ba em phải điều trị như thế nào?

Trả lời
Xin chào bác sĩ,

Xin bác sĩ giải đáp giúp em, ba em bị tai biến khoảng 4 tháng, răng đau. Em dẫn đến phòng mạch làm răng, bác sĩ phòng răng bảo chích thuốc tê lấy tuỷ, nhưng chỉ thử xem có phù hợp với thuốc không rồi 3 hôm sau lại lấy tủy.

Khi chích thuốc tê xong, về nhà, ba em bị chảy nước miếng, khó nuốt. Và dần đến ngày thứ ba là không nuốt được, không nói được, chụp CT bác sĩ nói không phải do tai biến. Giờ ba em phải điều trị như thế nào để lưỡi hết cứng ạ.

Triệu chứng không nuốt được. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng không nuốt được, không nói được. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Cúc,

Không loại trừ các triệu chứng khó nuốt và chảy nước miếng nằm trong bệnh cảnh đột quỵ tái phát, do đó người nhà cần đưa bác đến chuyên khoa thần kinh để được khám lâm sàng, chẩn đoán xác định.

Trường hợp này kỹ thuật CT khó xác định có tái phát đột quỵ hay không, do đó, có thể cần chụp MRI.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Với người từng bị đột quỵ, ngăn ngừa cơn đột quỵ tái phát chính là ưu tiên hàng đầu.

Để phòng ngừa cơn đột quỵ tái phát, trước hết cần giải quyết các nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ đầu tiên, chẳng hạn như rung nhĩ hoặc hẹp động mạch cảnh ở cổ. Việc điều trị cũng sẽ hướng đến các yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc đột quỵ, bao gồm huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao. Nhưng không phải chỉ cần nỗ lực của bác sĩ mà chính bạn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ.

Một cơn đột quỵ có thể là một kinh nghiệm khủng khiếp. Việc sống sót chính là một động lực mạnh mẽ để tạo nên những thay đổi tích cực lâu dài trong cuộc sống. Hãy chịu trách nhiệm về tương lai của mình bằng cách làm theo các khuyến nghị này.

Việc điều trị phòng ngừa cho bệnh nhân chủ yếu cần:

- Thay đổi lối sống: Tránh lối sống tĩnh tại, ít vận động. Nên tăng cường tập thể dục, vận động vừa sức, đều đặn, phù hợp với tình hình sức khỏe và bệnh tật đang có. Tốt nhất là nên theo lời khuyên của bác sĩ. Bỏ thuốc lá, ngưng rượu bia.

- Chế độ ăn: Không ăn nhiều mỡ, không ăn nhiều chất ngọt, chất đường, bột. Ăn giảm muối, ăn nhiều rau, củ, trái cây.

- Điều trị các bệnh lý đi kèm: bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, các bệnh lý tim mạch khác như rung nhĩ, bệnh van tim…

- Sử dụng thuốc: Ở những bệnh nhân đột quỵ do tắc mạch não (nhồi máu não) cần được điều trị thêm với những thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông như thuốc kháng kết tập tiểu cầu hay những thuốc kháng đông.


TS.BS Trương Lê Tuấn Anh
Phó trưởng khoa Bệnh lý Mạch máu não, BV Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X