Hotline 24/7
08983-08983

Không nhắm kín mắt khi ngủ, nguyên nhân là do đâu?

Câu hỏi

BS cho em hỏi, Em bị chứng không nhắm mắt kín khi ngủ. Nguyên nhân là do đâu, có cách điều trị không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Không nhắm kín mắt khi ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Không nhắm kín mắt khi ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Nhiều người vốn không hề có bệnh tật gì nhưng lúc ngủ vẫn có độ hở nhất định chứ không khép hoàn toàn. Trong một chừng mực nhất định (độ hở < 2 mm) thì mi trên vẫn che phủ tốt giác mạc và lòng đen. Mặt khác khi ngủ, nhãn cầu có xu hướng lẩn sâu về phía trên nên bạn không nên lo ngại lòng đen sẽ bị khô hoặc ảnh hưởng tới thị lực.

Nếu tình trạng đã xuất hiện từ nhỏ, hiện tại không nặng hơn, không có triệu chứng khô mắt, đỏ mắt thì bạn không nên quá lo lắng, cũng không cần điều trị gì. Trong trường hợp hở mi mới xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau, bạn nên khám chuyên khoa Mắt để tầm soát và điều trị bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Có hai nhóm nguyên nhân cả bệnh lý và sinh lý gây ra hiện tượng ngủ mắt nhắm không kín:

Nguyên nhân sinh lý: Nhiều người vốn không hề có bệnh tật gì nhưng lúc thức, độ rộng của khe mi không hoàn toàn giống nhau giữa hai bên, do vậy lúc ngủ, độ hở cũng khác nhau. Trong một chừng mực nhất định (độ hở < 2 mm) thì mi trên vẫn che phủ tốt giác mạc - lòng đen. Mặt khác khi ngủ, nhãn cầu có xu hướng lẩn sâu về phía trên nên bạn không nên lo ngại lòng đen sẽ bị khô hoặc ảnh hưởng tới thị lực.

Nguyên nhân bệnh lý: Có nhiều nguyên nhân gây ra hở mi, lộ lòng đen - giác mạc, trong đó phải kể đến: liệt dây thần kinh số 7 do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh Basedow, chứng rối loạn trương lực cơ, sẹo cũ tại mi mắt co kéo gây hở mi... Điều này làm nước mắt bị thất thoát quá nhiều do bay hơi, gây ra các biểu hiện bệnh lý do khô mắt: tổn hại phần biểu mô phủ của kết mạc và giác mạc, loét trợt và viêm nhiễm, dày sừng và sẹo hóa. Nếu không điều trị thích hợp sẽ gây giảm thị lực đúng như bạn đã lo lắng.

Việc điều trị sẽ được đặt ra sau thăm khám chuyên khoa mắt. Tùy thuộc mức độ của hở mi, có thể dùng kính tạo buồng ẩm hoặc gạc ẩm phủ lên mắt, làm ẩm mắt ban đêm bằng các loại gel hoặc viên nang đặt tại chỗ, dùng kháng sinh tại chỗ và tăng cường dinh dưỡng cho giác mạc. Điều trị nguyên nhân nếu hở mi đã được xác định. Can thiệp phẫu thuật nhằm sửa chữa sẹo gây co kéo, tăng độ nhắm kín cho mi tạm thời hoặc lâu dài sẽ được cân nhắc cho từng trường hợp cụ thể.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X