Hotline 24/7
08983-08983

Không còn sợ xô lệch, óc ách, nổi cộm... khi nâng ngực nhờ phương pháp hiện đại

Ngày trước, độn ngực được nhiều người xem như "canh bạc" do có nhiều bất cập. Tuy nhiên theo thời gian, đã có một số lo lắng được kỹ thuật y học tiên tiến giải quyết.

Từ trước đến nay, phẫu thuật nâng ngực (breast augmentation) là một giải pháp tuyệt vời cho những chị em gặp phải tình trạng mô tuyến vú kém phát triển, những người có kích cỡ ngực không đồng đều, những bạn nữ tự ti vì dáng ngực, kích cỡ ngực nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta hãy còn cảm xúc mâu thuẫn đối với phương pháp này. Trên các trang truyền thông, theo lời kể lại giữa những người đi trước, ta nghe được nhiều điều không hay về phẫu thuật thẩm mỹ ngực cũng như các bất cập mà nó mang lại.

Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, phương pháp phẫu thuật chỉnh hình ngực hiện đại đã có nhiều phát triển và loại bỏ được một số lo ngại phổ biến ngày xưa, ví dụ như:

Túi ngực xô lệch

Một trong những lo lắng lớn nhất khi độn ngực ngày xưa là cảm giác có "dị vật" trong cơ thể. Cảm giác túi độn ngực không hoà làm một được với cơ thể, có thể sờ được và cảm nhận được chất liệu "giả giả" bên dưới lớp da, và đôi khi còn bị xô lệch, nổi cộm làm mất thẩm mỹ. Đó là do ngày xưa, các túi ngực vẫn thường được đặt trên cơ ngực lớn và dưới mô tuyến vú.

Theo như TS.BS. Trần Đăng Khoa (Giảng viên trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch), việc đặt túi độn ngực trên cơ ngực lớn và dưới mô tuyến vú như vậy, theo thời gian có thể khiến túi độn ngực bị lộ và ảnh hưởng đến mô tuyến vú.

TS.BS. Trần Đăng Khoa cho biết rằng việc đặt túi độn ngực dưới cơ ngực lớn sẽ giúp không chèn ép mô tuyến vú và ảnh hưởng đến các chức năng khác.

Hiện tại, thay vì đặt túi độn ngực trên cơ ngực lớn như trước thì các bác sĩ sẽ đặt túi độn ngực dưới cơ ngực lớn. Thay đổi này mang lại nhiều lợi ích như:

- Không ảnh hưởng đến mô tuyến và các chức năng vú.

- Không gây cảm giác "giả" khi chạm vào (do túi ngực được che chắn bởi cơ ngực).

- Không xô lệch, trông tự nhiên.

Chất liệu chắc chắn và an toàn hơn

Hiện tại, các chất liệu độn ngực chắc chắn và an toàn hơn xưa rất nhiều.

Trước đây, chất liệu túi độn ngực là túi có chứa nước muối sinh lý. Một điểm yếu của loại túi nước muối này, là khi van túi bị trục trặc hoặc hỏng, nước muối có thể chảy ra. Tuy không gây hại gì đến cơ thể do là nước muối sinh lý, song nó khiến túi độn ngực xẹp xuống và mất tác dụng của phẫu thuật. Một nhược điểm khác có thể gây khó chịu đó là túi chứa chất lỏng như vậy đôi khi sẽ tạo cảm giác "óc ách".

Hiện tại, người ta đã chế tạo ra túi độn ngực dạng gel. Các túi gel thế hệ sau này giữ được độ mềm, nhưng đặc và không chảy, không óc ách. Các túi gel hiện tại cho dù có vỡ lớp vỏ bao thì vẫn giữ được nguyên khối, không chạy đi đâu trong cơ thể và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Mặt khác, chất liệu silicone lỏng hiện tại đã bị cấm sử dụng hoàn toàn, nên bạn phải cẩn thận hỏi kỹ lưỡng về chất liệu túi độn ngực, cũng như đến những nơi uy tín để tư vấn trước khi tiến hành phẫu thuật.

Kỹ thuật chụp MRI giúp xác định tình trạng túi


Hiện tại, với phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI, các bác sĩ có thể xác định được tình trạng túi độn ngực để quyết định xem có cần can thiệp hay không. Từ hình chụp MRI, bác sĩ có thể thấy trạng thái túi độn ngực, còn nguyên hay đã vỡ, vẫn ở đúng vị trí hay bị gấp nếp…

Tuổi thọ túi ngực lâu dài


Có lẽ bạn không tưởng tượng được, nhưng ở tình trạng ổn định và lý tưởng nhất, túi ngực của bạn có thể kéo dài cả đời. Nếu những kết quả khám định kỳ cho thấy tình trạng ngực của bạn bình thường thì bạn không cần phải động chạm gì đến nó cả. Hầu hết các túi ngực đều có tuổi thọ trọn đời. TS.BS. Khoa cho hay, các thống kê cho thấy nguyên do lớn nhất các bệnh nhân lấy túi độn ngực ra khỏi cơ thể trước thời hạn là do họ có nhu cầu thay đổi hình dáng, kích cỡ túi độn ngực.

Ngoài ra, TS.BS. cũng cho hay rằng, "một khi đặt bất kì chất liệu gì vào cơ thể, cơ thể cũng sẽ hình thành một cấu trúc bao xơ bọc lại chất liệu đó, những ai đã đặt túi độn ngực nên kiểm tra định kì trong thời gian từ 2-5 năm 1 lần bằng việc chụp MRI." Nếu không có vấn đề gì, túi độn ngực của bạn có thể không cần can thiệp cho đến cuối đời.

Theo Kênh 14

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X