Hotline 24/7
08983-08983

Khói thuốc bám trên đồ đạc cũng có thể làm tổn thương gan và não

Khói thuốc lá bám vào mọi thứ từ quần áo, đồ đạc tới rèm cửa,…Tuy nhiên ít ai biết rằng, thứ khói ám trên các vật thể này vẫn có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta.

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Clinical Science, các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH. California, Riverside khẳng định, khói thuốc lá bám trên đồ nội thất trong nhà có thể gây hại cho gan và não bộ. Loại khói thuốc này là một dạng hút thuốc bị động (third-hand smoke - THS) nhưng ít ai để ý và quan tâm đến.

Thử nghiệm trên chuột với lượng khói tìm thấy trong nhà của người hút thuốc. Sau 6 tháng, những con chuột phát hiện mắc nhiều triệu chứng tổn thương gan và não. Nồng độ cortisol tăng cao, hệ thống miễn dịch suy yếu và tăng mức độ kháng insulin. Đây là những triệu chứng liên quan đến sự tiến triển của bệnh đái tháo đường type 2.

Tác giả nghiên cứu chính đồng thời là nhà sinh học tế bào Manuela Martins-Greens tin rằng, phơi nhiễm khói thuốc bị động là một dạng độc tố tàng hình - một kẻ giết người thầm lặng. Chúng có thể hấp thụ qua da và hệ hô hấp, gây độc cho cơ thể người âm thầm mà chúng ta không hề hay biết.

Martins-Green khẳng định: "Mặc dù nghiên cứu không được thực hiện trên cơ thể người nhưng chúng ta nên chú ý rằng, phòng khách sạn, xe hơi hay nhà cửa, nơi có người hút thuốc đều có thể bị lây nhiễm khói thuộc bị động".

Chất độc trong khói thuốc lá ám trên các đồ vật có thể tồn tại trên bề mặt đó trong nhiều năm, thậm chí kéo dài trong tóc, da và quần áo của người hút thuốc. Khói thuốc lá có thể trộn với bụi, lắng đọng trên bề mặt và thậm chí xuyên qua các lớp vật liệu xốp trong ván lát và vách thạch cao.

Nguy hiểm hơn khi các chất độc trong khói thuốc kết hợp với các chất ô nhiễm khác như ozon hay axit nitrơ, tạo nên hợp chất mới như nitrosamine, được bến đến là NNA một dạng chất gây ung thư và gây tổn thương ADN.

Tiếp xúc càng lâu, nguy cơ ung thư và tiểu đường type 2 càng cao

Thời gian tiếp xúc đủ lâu để gây ra bệnh của khói thuốc THS rơi vào ít nhất một tháng. Martins-Green cùng các cộng sự đã lấy mẫu tế bào não, gan và máu chuột tại nhiều khoảng thời gian khác nhau trong vòng 6 tháng.

Trải qua 1 tháng, lượng protein liên quan đến sự tiến triển viêm gan, hay bệnh về máu trên những con chuột phơi nhiễm đã tăng 50% so với những con không chịu khói thuốc thụ động.

Tới tháng thứ hai, số lượng tế bào não và gan bị tổn thương đã tăng lên. Và tới tháng thứ 4, chúng có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn đáng kể do mức đường huyết và insulin tăng 30%.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, ảnh hưởng của khói thuốc bị động cần được nghiên cứu sâu hơn, đồng thời việc tiếp xúc cần được quan sát trong một khoảng thời gian dài nhiều hơn 6 tháng, bởi lẽ con người lớn chậm hơn so với loài chuột. Tuy nhiên nhóm khẳng định, nghiên cứu có thể góp phần cảnh báo cho công chúng biết về sự nguy hiểm của THS.

Trước đó, một nghiên cứu khác công bố hồi đầu năm nay đã nảy sinh những lo ngại về sự nguy hiểm của khói thuốc bị động trên trẻ em. Nhiều trẻ mắc chứng hô hấp khi nhập viện được khẳng định đã phơi nhiễm khói thuốc chứa nicotin bám trên những cuốn sách do bố mẹ chúng đọc trong lúc hút.

Hiện mỗi năm có khoảng 600 ngàn người chết vì khói thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc của người khác). Nhiều cơ quan y tế, tổ chức đang cố gắng nghiêm cấm mọi hành vi hút thuốc để tránh tác hại của khói thuốc thụ động và khó thuốc bám trên các đồ vật.

Như vậy, nếu bạn là một người hút thuốc, hãy cố gắng từ bỏ. Trong trường hợp còn hút, bạn hãy cố gắng di chuyển ra ngoài trời để tránh lây nhiễm khói thuốc lên đồ đạc trong nhà, vô tình gây hại cho những người xung quanh.

Theo Mai Huyền - VnReview

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X