Hotline 24/7
08983-08983

Khỏi ngay nhiệt miệng mà không cần bôi thuốc

Không cần bôi thuốc bạn cũng có thể hết ngay nhiệt miệng mà không tốn kém.

Chứng nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây ra

nhiệt miệng
Áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress là nguyên nhân chính gây nhiệt miệng

Áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng.

Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ.

Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi.

Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng ) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét nhiệt miệng.

Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị nhiệt miệng trong thời kỳ sau sinh nở, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.

Nước ngậm chữa nhiệt miệng

Nước khế chua

Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. làm như vậy nhiều lần trong ngày mỗi khi bạn thời gian rảnh rỗi không phải ăn hoặc nói nhiều.

Nước ép cà chua sống

Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ ngày công hiệu sẽ rất nhanh.

Rau nên ăn khi bị nhiệt miệng

Rau má

nhiệt miệng
Ăn rau má giúp bạn chữa nhiệt miệng

Rau má là thực phẩm có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe, trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Nếu bị nhiệt miệng thì cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.

Húng chó

Dùng lá húng chó để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.

Theo Thu Thu - Khỏe và Đẹp

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X