Hotline 24/7
08983-08983

Khổ vì dị ứng sau sinh

Vừa sinh con được hơn 3 tháng, chưa đến ngày phải đi làm lại nhưng chị Ánh Tuyết đã lo ngại đến ngày phải xuất hiện trở lại, bởi lẽ tự dưng chị bị dị ứng.

Ngứa!

Chị Tuyết, giáo viên mầm non ở thị xã Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc bị đầu tiên là những nốt nhỏ giống muỗi đốt ở tay, chân, rồi dần dần nốt này lan lên bụng, cổ, hiện giờ đã lên mặt khiến chị có lúc sưng một bên mặt, lúc lại vều cả môi.

Các nốt này có lúc liên kết lại thành mảng lớn, thường xuất hiện nhiều khi chiều tối đến hết đêm. Chồng chị lên mạng tìm hiểu thì thấy bảo đây là chứng dị ứng sau sinh, nhiều người mách bôi kem dưỡng da của trẻ sẽ hết. Tuy nhiên, đến nay đã nửa tháng trôi qua, chị vẫn chưa thấy đỡ.

Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Việt Nam, để trị dị ứng, cần uống thuốc để thải độc ra khỏi cơ thể. Khi lên cơn ngứa cấp, việc lấy muối rang với cám rang cho vào túi vải chườm có thể giảm ngứa tức thì, tuy nhiên, để trị bệnh, cần kiên trì uống thuốc thanh nhiệt, giải độc.

Ưu điểm của thuốc Đông y trong điều trị chứng bệnh này là không ảnh hưởng đến sữa ở người đang cho con bú, thậm chí thuốc còn tốt cho sữa.
 
Trường hợp dị ứng Paracetamol điều trị tại Viện Da liễu Quốc gia

Kiêng chất kích thích

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Trưởng Bộ môn Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể gây nổi mề đay, dị ứng. Tuy nhiên, uống rượu, bia, thay đổi sữa... có thể là một trong những nguyên nhân gây kích thích.
 
Việc nổi mề đay ở bệnh nhân thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng, đặc biệt, sau khi sinh cơ thể có sự thay đổi nội tiết (từ không có kinh nguyệt sang có kinh nguyệt), thay đổi chế độ ăn (từ ăn kiêng sang ăn bình thường), thay đổi thói quen sinh hoạt (từ việc không dùng mỹ phẩm sang dùng mỹ phẩm, từ kiêng nước, kiêng gió sang làm việc, sinh hoạt bình thường)...
 
Trong những ngày điều trị, nên kiêng rượu, bia, nước có ga, không ăn nhiều hải sản, hoa quả nóng (như xoài, mít, dứa, dâu tây, đào...), hạn chế sử dụng mỹ phẩm, không tiếp xúc với hóa chất (bao gồm cả nước lau nhà); Thêm vào đó, người bệnh cần uống nhiều nước lọc để thanh lọc, thải độc. Trong thời gian uống thuốc, vẫn cần cho trẻ bú mẹ.
 
Tất nhiên, thuốc có ảnh hưởng đến người mẹ và đứa trẻ (như gây đắng sữa, gây buồn ngủ ở mẹ), nhưng trong giai đoạn cấp tính, chứng ngứa sẽ khiến người bệnh không thể không điều trị và việc điều trị bằng thuốc là bắt buộc.

BS Nguyễn Thành, Khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia cho biết, dị ứng thường do đồ ăn thức uống, thời tiết... khiến cơ thể giải phóng histamin. Khi histamin phân hủy thì dị ứng sẽ khỏi. Nhiều trường hợp không chữa cũng khỏi vì histamin phân hủy nhanh.

Tuy nhiên, đừng coi thường chứng dị ứng vì khi cơ thể giải phóng ồ ạt histamin có thể dẫn đến tử vong.

BS NguyễnThành khẳng định, khi bị dị ứng, việc bôi thuốc không có tác dụng. Việc dùng thuốc ở phụ nữ đang nuôi con nhỏ sẽ được bác sĩ cân nhắc.
 

Dị ứng dưới góc nhìn y học cổ truyền

Y học cổ truyền (YHCT) coi bệnh dị ứng là một trong những bệnh thuộc "phong". Do đó, cách trị sẽ theo một số nguyên lý sau đây.
 
Trị phong tiên trị huyết, có nghĩa là, lấy "huyết" làm đối tượng để điều trị bệnh này, tức là đầu tiên hãy trị vào huyết. "Huyết hành phong tự diệt", tức là huyết hành, huyết đã lưu thông thì phong sẽ hết (bệnh sẽ khỏi).
 

 

AloBacsi.vn
Theo Khoa học & Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X