Hotline 24/7
08983-08983

Khô miệng ở bệnh nhân ung thư

Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại thuốc hóa trị và thuốc uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và thuốc tê tại chỗ) có thể gây khô miệng.

Ung thư và các phương pháp điều trị có thể gây khô miệng


Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.

Vị trí 3 tuyến nước bọt chính.

Khô miệng làm tăng nguy cơ bị sâu răng và nhiễm khuẩn ở miệng, gây khó nuốt và tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn hút thuốc hoặc uống rượu, tình trạng khô miệng sẽ càng nặng hơn.

Nếu bạn bị một trong những tác dụng phụ này, hãy uống nhiều nước và ăn càng nhiều thức ăn lỏng càng tốt. Bạn cũng nên chải răng và súc miệng thường xuyên với natri bicarbonat (baking soda), nước muối, và nước súc miệng để làm sạch và ngăn nhiễm khuẩn miệng.

Những việc nên làm khi bị khô miệng

- Uống từ 8 đến 10 cốc nước một ngày, và mang theo chai nước khi ra khỏi nhà (uống nhiều nước có tác dụng làm nước bọt loãng).

Nên uống nhiều nước.

- Nhai kĩ và ăn từng lượng nhỏ.
- Ăn thức ăn mềm, lỏng đã được làm mát hoặc ở nhiệt độ phòng. Hãy thử những loại rau củ trái cây trộn (xay, dằm), gà và cá nấu mềm, ngũ cốc pha đủ loãng, kem, sinh tố hoặc sinh tố đá bào.
- Ăn thức ăn kèm với canh, súp, nước sốt, nước chấm, yogurt hoặc kem.

Nên ăn thức ăn lỏng, mềm.

- Mút kẹo và nhai kẹo cao su không đường để kích thích nước bọt. Một vài giọt chanh có thể giúp ích.
- Giữ miệng sạch. Súc miệng trước và sau khi ăn với nước trắng hoặc dung dịch súc miệng (tự pha bằng cách trộn 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê natri bicarbonat vào 250 ml nước rồi lắc đều). Dùng bàn chải lông mềm để chải răng, và chải lưỡi nhẹ nhàng. Hãy dùng chỉ nha khoa nếu được bác sĩ cho phép.

Giữ răng miệng sạch.

- Giữ ẩm không khí trong phòng, đặc biệt là ban đêm bằng một thau nước, một số khăn ướt hoặc dùng máy làm ẩm. Nếu sử dụng máy làm ẩm, hãy chắc chắn rằng máy đã được làm sạch để hạn chế việc phát tán vi khuẩn và nấm mốc vào không khí.
- Thơm hoặc dứa tươi có thể giúp làm loãng nước bọt, nhưng bạn chỉ nên thử chúng khi miệng không bị đau.
- Khi tuyến nước bọt đã bị cắt bỏ bằng phẫu thuật hoặc tổn thương do xạ trị, nước bọt nhân tạo có thể giúp làm ẩm miệng của bạn.
- Một số loại chất bổ sung dinh dưỡng có thể giúp ích.

Những việc nên tránh khi bị khô miệng

- Tránh dùng các loại thực phẩm dễ dính vào vòm miệng như bơ đậu phộng hoặc bánh mì mềm.
- Tránh dùng các loại nước súc miệng trên thị trường, rượu và các loại nước uống có tính acid cũng như thuốc lá.
- Hạn chế uống cà phê, trà, cola, sô-cô-la.

Hạn chế dùng cà phê, trà, rượu và tránh nước súc miệng có cồn.

Bảng tóm tắt những thức ăn nên dùng và tránh khi bị khô miệng

    Loại thức ăn

    Nên ăn

    Nên tránh

    Các loại thịt và cá Dùng với nước súp hay nước sốt

    Luộc, hấp hay nấu súp

    Thịt khô, thịt chiên, hoặc thịt nướng ăn không kèm nước sốt
    Bánh mì, ngũ cốc, gạo và mì ống Bánh mì ăn với nước sốt hoặc súp

    Ngũ cốc đã qua chế biến hoặc dùng chung với sữa

    Cơm ăn chung với nước thịt hoặc nước sốt

    Bánh mì hoặc mì khô

    Mì ống hoặc cơm nấu khô

    Bánh quy, khoai tây chiên

    Trái cây và rau củ Trái cây đóng hộp và trái cây tươi có nhiều nước như cam, đào

    Rau nấu canh hoặc ăn với nước sốt

    Chuối, trái cây khô

    Rau củ ăn khôhoặc không dùng với nước sốt

    Nước uống, đồ tráng miệng và các loại thức ăn khác Soda, trà nóng pha với chanh, nước trái cây pha loãng, các loại nước uống thể thao

    Các loại nước bổ sung dinh dưỡng

    Sữa, kem, bánh pudding

    Bơ, margarine

    Nước chấm salad.
    Kem chua

    Bánh kem, bánh qui (trừ khi ngâm trong sữa)

    Theo BS Nguyễn Thị Huyền Trang - Y học Cộng đồng

    Đối tác AloBacsi

    Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

    Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

    Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

    hoàn toàn MIỄN PHÍ

    Khám bệnh online

    X