Hotline 24/7
08983-08983

Khó đi vào giấc ngủ, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em sinh năm 1991, cao 1m79, nặng 60kg, hay bị sụt cân thường xuyên rồi lại lên 60kg, không thể nào vượt qua ngưỡng này dù ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. - Lúc nhỏ bị nhiễm giun nhưng sau đó uống thuốc xổ giun đều đặn mỗi năm. - Từ nhỏ đến lớn luôn gầy gò, xanh xao, ăn bao nhiêu thức ăn bổ dưỡng vẫn không khỏe và tăng cân. - Từ nhỏ đến lớn vẫn khó đi vào giấc ngủ. Đã chụp CTscan não sọ ở Medic Hòa Hảo không phát hiện bệnh gì. - Mỗi khi uống rượu bia là hay đau bụng, uống men vi sinh vào thì khỏi nhưng tiếp tục uống bia lại đau bụng. Riêng uống sữa tươi vào thì bụng hơi khó chịu. - Ăn đa dạng các loại thức ăn vẫn tiêu hóa bình thường. - Em nghi ngờ rằng mình bị vấn đề về giấc ngủ và kém hấp thu ở ruột hay thiếu hụt emzym hay khoáng chất nào đó. Nhờ các bác sĩ nhận xét tình trạng bệnh, nếu đến khám thì cần chuẩn bị những gì? Xin cảm ơn và mong được phản hồi ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Rối loạn giấc ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Rối loạn giấc ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Bác sĩ xin được giải đáp các thắc mắc về sức khoẻ của bạn như sau:

- Về vấn đề tiêu hoá, rối loạn tiêu hoá sau dùng bia rượu, sữa tươi là vấn đề rất thường gặp ở nhiều người, thường không phải bệnh lý. Biện pháp khắc phục là nên hạn chế các loại thức uống có cồn như rượu bia, tránh thuốc lá, hạn chế nước có gas, sữa tươi, hoặc thực phẩm nào thường gây ra triệu chứng khó chịu khi dùng.

- Về vấn đề ăn nhiều mà vẫn không tăng cân thì cần chú ý 3 vấn đề chính, chế độ ăn của bạn đã phù hợp hay chưa, cần liệt kê cụ thể bạn ăn gì mỗi bữa, lên kế hoạch ăn uống sao cho hợp lý thì mới có thể tăng cân được. Bên cạnh đó cần kết hợp với chế độ tập thể dục thể thao và tầm soát vấn đề sức khoẻ khác (nếu có) chẳng hạn như các rối loạn nội tiết, chuyển hoá để điều chỉnh sớm.

- Vấn đề rối loạn giấc ngủ thường ít liên quan đến tổn thương thực thể, do đó bạn chụp CT đầu không phát hiện tổn thương là rất hiển nhiên. Điều chỉnh giấc ngủ cực kỳ phức tạp, cần phải dựa trên từng bệnh nhân chứ không phải dùng thuốc là được. Bạn nên khám chuyên khoa Tâm thần kinh để bác sĩ tư vấn và kê toa phù hợp bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cận giấc ngủ khi bạn thường xuyên gặp ác mộng. Nếu bạn thỉnh thoảng nằm mơ gặp ác mộng, điều đó hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp ác mộng thường xuyên đến mức bạn sợ phải đi ngủ hoặc phải thức giấc nhiều lần trong đêm nếu mắc bệnh rối loạn giấc ngủ. Ác mộng liên quan đến những nguy hiểm tự nhiên  khiến bạn sợ hãi trong lúc mơ hoặc cũng có thể là những đau khổ hay cảm xúc tiêu cực.

Phần lớn các trường hợp, các chuyên gia sẽ giúp bạn để có thể ngủ lại bình thường. Một số phương pháp để điều trị bệnh, bao gồm:

- Hướng dẫn y học: một liệu pháp giúp bạn xác định suy nghĩ và cảm xúc để chỉ ra những nguyên nhân gây ác mộng;
- Hệ thống desensitization: phương pháp này giúp mặt bạn phản ánh cảm xúc dễ dàng hơn;
- Kiểm soát căng thẳng: kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống bằng liệu pháp thư giãn có thể giúp bạn giảm những cơn ác mộng;
- Sử dụng thuốc: đây là cách không thường dùng trong điều trị ác mộng, những vẫn có thể được gợi ý nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Tạo sự thoải mái. Ngủ bên cạnh ai đó có thể khiến bạn an tâm hoặc tìm cách thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ;
- Nói về những giấc mơ và hãy nhớ rằng những giấc mơ thường không có thật;
- Kiểm soát căng thẳng;
- Tưởng tượng ra một cái kết khác cho cơn ác mộng bạn gặp phải;
- Tạo sự an toàn. Để đèn phòng sáng hoặc mở cửa có thể giúp bạn không gặp ác mộng.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X