Hotline 24/7
08983-08983

Khó đi ngoài, phân loãng, đau khi ngồi là biểu hiện của bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em 27 tuổi, nam. Tuần trước sau khi đi ngoài xong, em cảm thấy hậu môn đau rát, có hơi sưng (trong lúc đi ngoài thì khá đau và khó khăn mới đi được). Nhưng đến nay em vẫn bị vậy, lúc đi ngoài rất khó, phân ra không thành khối mà hơi loãng. Mấy hôm nay thì đi xong em bình thường ngồi cũng thấy đau. Em không biết là bị bệnh gì? Em định đi khám bệnh nhưng sợ đông người. Xin bác sĩ góp ý cho em.

Trả lời
Đau khi ngồi là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau khi ngồi là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Theo thông tin em cho biết, có thể em bị bệnh trĩ, em đừng ngần ngại, nên đi khám chuyên khoa Tiêu hóa để bác sĩ khám và đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.

Về chế độ ăn, em cần ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để tránh táo bón.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là hậu quả của việc áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn tăng lên. Áp lực tăng lên này khiến cho các tĩnh mạch bị ứ đọng máu, làm cho người bệnh khó chịu và đau, đặc biệt là khi ngồi. Bệnh trĩ được chia làm hai dạng, tùy thuộc vào vị trí xảy ra, bao gồm:

- Trĩ nội: liên quan đến các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Trĩ nội thường gây chảy máu nhưng không gây đau. Khi các búi trĩ to lên, chúng có thể lồi ra ngoài hậu môn, tình trạng này gọi là sa búi trĩ.

- Trĩ ngoại: liên quan đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau và đôi khi có thể kèm theo chảy máu.

Dấu hiệu bệnh trĩ thường phụ thuộc vào vị trí của chúng:

- Trĩ nội

Trĩ nội nằm bên trong trực tràng và thường không gây khó chịu nên bạn sẽ không thể cảm thấy hay nhìn thấy chúng. Tuy nhiên, khi bạn đi đại tiện, các búi trĩ có thể chịu áp lực và kích thích dẫn đến chảy máu. Thỉnh thoảng, áp lực có thể khiến búi trĩ nội lòi ra ngoài, tình trạng này gọi là sa búi trĩ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu.

- Trĩ ngoại

Trĩ ngoại thường nằm ở vùng da quanh hậu môn. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc chảy máu. Đôi khi máu có thể ứ lại ở bên trong búi trĩ và tạo thành những cục máu đông (huyết khối), tình trạng này có thể khiến búi trĩ sưng, viêm và đau dữ dội.

Bệnh trĩ thường không nguy hiểm hoặc đe dọa tính mạng và không truyền nhiễm.

Tùy vào tình trạng bệnh mà người bệnh có thể lựa chọn các cách chữa bệnh trị khác nhau:

* Điều trị tại nhà:

Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ hoàn toàn có thể kiểm soát và chữa trị tại nhà bằng những phương pháp sau:

- Thiết lập chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước
- Ngồi ngâm nước ấm nhiều lần trong ngày
- Chườm nước đá có thể giúp làm giảm sưng
- Tập thể dục để giúp ngăn ngừa táo bón
- Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một số loại thuốc làm mềm phân hoặc bổ sung chất xơ
- Bạn có thể sử dụng thuốc hoặc kem bôi để làm dịu cơn đau và ngứa của bệnh trĩ nhưng không nên sử dụng lâu dài vì có thể làm tổn thương da.

* Điều trị tại bệnh viện:

Nếu bệnh trĩ đã ở giai đoạn nặng, bạn có thể cần được điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ hoặc giảm kích thước của búi trĩ.

- Thắt vòng cao su
- Chích xơ
- Quang đông hồng ngoại
- Phẫu thuật cắt búi trĩ:

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh trĩ:

- Ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau xanh
- Uống nhiều nước
- Tập thể dục để giúp ngăn ngừa táo bón
- Giữ cho khu vực hậu môn sạch sẽ
- Không dùng giấy vệ sinh khô ráp: bạn nên vệ sinh hậu môn bằng khăn giấy ướt không chứa chất tạo mùi sau khi đi vệ sinh
- Chườm nước đá để làm giảm sưng.

BS.CK2 Trương Thị Ái Phương
Phó khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân Dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X