Hotline 24/7
08983-08983

Khi nào cho trẻ ngủ riêng?

Có lẽ người lớn chúng ta đã không ít lần phải dở khóc dở cười khi nghe một đứa trẻ kể chuyện “tối hôm qua thấy ba mẹ…”. Một số cha mẹ vẫn nghĩ con nít không biết gì. Thật ra, không hẳn vậy.

Một số nhà tâm lý học về trẻ em cho biết:

Bắt đầu lên 3 tuổi, đứa trẻ đã biết cơ thể của đàn ông và phụ nữ là khác nhau và có thể phân biệt ai là con trai và là ai con gái.

Do vậy, họ khuyên vào thời điểm này, cha mẹ nên xem xét việc ngủ chung với con cái của họ. Cha mẹ có thể nói với trẻ rằng, cuộc sống của con nên bước sang một giai đoạn mới, nghĩa là ngủ riêng. Điều này cũng có lợi cho sự phát triển tinh thần của trẻ.   
  

Cha mẹ nên cho con ngủ riêng khi đến lứa tuổi thích hợp. Ảnh: Internet.  

Từ 4 - 6 tuổi, trẻ đã biết tò mò về các cơ quan sinh dục. Nhưng khác với người lớn, trẻ sẽ quan sát các cơ quan sinh dục và cảm thấy chúng giống như những con vật nhỏ. Nếu đứa trẻ vô tình nhìn thấy những cử động thân mật quá mức của cha mẹ, chúng sẽ ngày càng tò mò hơn về tình dục và có khả năng dậy thì sớm.

Đối với trẻ em ở độ tuổi này, cha mẹ có thể giáo dục giới tính cho trẻ một cách đơn giản. Ví dụ, nói với trẻ một số bộ phận của cơ thể là bộ phận riêng tư. Đừng chạm vào các bộ phận ấy của người khác và đừng để người khác chạm vào mình.

Khi trẻ 9 tuổi, ở độ tuổi này trẻ đã nhận thức được và có rất nhiều sự tò mò về tình dục. Nếu trẻ vô tình nhìn thấy những cảnh thân mật của cha mẹ, hoặc xem một số nội dung và video không phù hợp với trẻ em, nó sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý.

Ngoài ra, nếu để trẻ em ở độ tuổi này ngủ chung phòng với cha mẹ, trẻ sẽ nảy sinh tâm lý phụ thuộc, không có sự tự lập, lớn lên sẽ không thể năng động và sống một cuộc sống tự lực.

Theo kết quả điều tra tại các nước phương Tây, chỉ có khoảng 6% trẻ em ngủ chung cùng bố mẹ, Nhật Bản là 26%, còn tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ em ngủ chung với bố mẹ chiếm con số khá cao. Thậm chí, có nhiều trường hợp gia đình cho con ngủ cùng đến tận 6 - 9 tuổi. Nguyên do là theo quan niệm của nhiều người, trẻ nhỏ cần ở gần bố mẹ để được chăm sóc tốt hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, bé ngủ chung lâu với cha mẹ thật sự không có lợi.

Phương pháp này rất khoa học. Nó không chỉ có lợi cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ mà còn có lợi cho sức khỏe vì giúp bé có được giấc ngủ sâu hơn. Đồng thời còn giúp cha mẹ có đời sống riêng thoải mái, duy trì hạnh phúc gia đình.

Để cho bé ngủ riêng là điều cha mẹ nên làm. Tuy nhiên thời điểm cho “ra riêng” cũng như cách thức cho từng bé lại khác nhau. Chính vì vậy, cha mẹ nên biết thế nào là phù hợp nhất để cho con mình thể ngủ riêng, nhằm hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra.     

Đừng áp đặt suy nghĩ rằng bỏ con ngủ riêng như vậy là những bố mẹ không tốt.  Ảnh: Internet. 

Muốn tập cho trẻ ngủ riêng, trước hết cần xem xét điều kiện sức khỏe của bé. Không nên bắt ép trẻ một cách đột ngột, cần chuẩn bị sẵn tâm lý cho trẻ, giải thích cho trẻ về việc cần phải ngủ riêng trước khi bắt đầu thực hiện. Tránh để trẻ tủi thân hoặc không chịu nghe lời. Như vậy, bản thân cha mẹ cũng tránh được cảm giác mệt mỏi và bất lực trong việc tập cho bé ngủ riêng.

Tóm lại, để trẻ ngủ cùng cha mẹ khi đã quá lớn sẽ không tốt cho tính cách, sức khỏe tinh thần và thậm chí ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ về mặt tâm sinh lý.

Theo Thế Giới Tiếp Thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X