Hotline 24/7
08983-08983

Khi mồ hôi "nặng mùi"

Nam giới thường năng động, tham gia nhiều hoạt động tập thể, diễn trò chơi, tổ chức trò chơi tập thể... đồng thời sẽ tiết nhiều mồ hôi.

Nếu mồ hôi gây mùi khó chịu sẽ cản trở hoạt động, gây thiếu tự tin, ngại tiếp xúc, tránh bạn bè và ngại đứng trước đám đông. Đó là những biểu hiện của những người bị "viêm cánh" hay "nặng mùi". Việc hiểu cơ thể mình, điều chỉnh sinh hoạt và sử dụng chất khử mùi hợp lý là điều rất quan trọng, khiến "nặng mùi" không còn là điều khiến bạn phải canh cánh trong lòng và "mất ngủ" nữa.

"Nặng mùi" làm mất tự tin trong công việc và cuộc sống
Tuyến mồ hôi có thể chia thành ba loại là thường và đặc biệt tuyến bã nhờn. Tuyến mồ hôi thường nằm trên phần lớn da, tiết ra loại mồ hôi thông thường, chứa 99% nước, phần còn lại là muối khoáng và chất hữu cơ. Còn tuyến mồ hôi đặc biệt chỉ nằm ở vùng có lông dài (nách, bộ phận sinh dục) tiết ra loại mồ hôi đặc biệt có ít nước và nhiều lipid, protid, mucopolysacharid. Tuyến bã nhờn ở lông, nách, vú, bẹn, mặt tiết ra chất bã nhờn, phần lớn là chất béo.

Mồ hôi thông thường không có mùi, còn loại mồ hôi đặc biệt và chất bã nhờn có mùi nhẹ, khó nhận biết. Số lượng tuyến mồ hôi đặc biệt, tuyến bã ở trên một diện tích da, độ lớn, khả năng bài tiết và thành phần trong chất tiết ở mỗi người khác nhau (do cấu tạo cơ thể, chế độ ăn) nên mùi cơ thể cũng khác nhau. Khi bị vi sinh vật phân hủy thì mồ hôi đặc biệt và chất bã nhờn tạo ra mùi khó chịu, ở một số người, mùi khó chịu này thể hiện rõ hơn, thường nói là "nặng mùi" hay "viêm cánh" hay "bị khét".

Để việc điều trị hiệu quả các nhà chuyên môn quan tâm đến những mục đích sau: Hạn chế mồ hôi, chất nhờn; khử mùi tại chỗ; ngăn vi khuẩn phát triển:

1. Hạn chế tiết mồ hôi, chất nhờn: Biện pháp thường áp dụng là phẫu thuật loại bỏ các tuyến mồ hôi đặc biệt và tuyến bã nhờn tại các vùng "nặng mùi", phương pháp này thường không triệt để và gây tổn thương biểu mô da.

2.Khử mùi tại vùng "nặng mùi": Có rất nhiều dạng dùng ngoài như lăn khử mùi, bột khử mùi… là sự kết hợp giữa chất khử mùi, diệt khuẩn (chlorua benzalkonium, acid salicyilic…) và chất chống tiết mồ hôi tại chỗ (muối nhôm, muối kẽm).
 
Ngoài ra người ta còn dùng các loại hương liệu, phèn chua… thoa xát lên chỗ "nặng mùi". Phương pháp này khá kinh tế, tuy nhiên nó cũng không triệt để, hoặc tốn thời gian hoặc chỉ tác động lên vùng được thoa, những vùng nhạy cảm thì điều đó lại gây khó khăn đáng kể.

3. Ngăn không cho vi khuẩn phát triển trên bề mặt da: Hiện nay, người ta thường sử dụng Chlorophyllin để khử mùi cơ thể. Bản chất chlorophyllin là dẫn xuất của chlorophyll (chất diệp lục) có nhiều tác dụng trong đó tác dụng khử mùi thể hiện khá rõ.
 
Lý do sử dụng nhiều chlorophyllin là tác dụng khử mùi trên phạm vi toàn cơ thể. Việc khử mùi được giải thích là do kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn tại bề mặt da, các chất bài tiết không bị phân huỷ vì vậy mà tránh được "nặng mùi".
AloBacsi.vn
Theo Đàn ông

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X