Hotline 24/7
08983-08983

Khám phá mới mở ra hi vọng chữa lành bệnh điếc cho người già

Các loài động vật như ếch, chim, cá... có thể tái tạo khả năng nghe nhưng con người và các loài động vật có vú khác thì không.

Suy giảm thính lực do tuổi già hoặc do tiếng ồn có ảnh hưởng đến rất nhiều người và được xem là một căn bệnh không thể chữa lành. Nguyên nhân là do cơ chế cảm nhận âm thanh của chúng ta liên quan đến các tế bào lông.

Ở mỗi bên ốc tai của con người có khoảng 15.000 tế bào lông. Chúng có vai trò cảm nhận, giúp chúng ta định vị được sóng âm thanh. Khi các sóng âm chạm đến, tế bào lông rung động và truyền dần đến màng nhĩ, và đó là cách chúng ta cảm nhận âm thanh.

Khám phá mới mở ra hi vọng chữa lành bệnh điếc cho người già - 1

Tế bào nang lông trong tai

Tuy nhiên, các tế bào lông này lại cực kỳ mong manh, có thể bị tổn thương theo thời gian hoặc khi gặp tiếng ồn quá lớn. Và điều quan trọng nhất là tế bào lông không thể hồi phục, nên tác hại gây ra là vĩnh viễn. Tuy nhiên, các nhà khoa học mới đây đã tìm ra phương pháp chữa lành bệnh điếc bằng cách tái sinh các tế bào lông trong ốc tai.

Ý tưởng này do các chuyên gia từ ĐH Rochester (Mỹ) đưa ra, xuất phát từ việc các loài động vật khác (ếch, chim, cá...) có thể biến tế bào xung quanh ốc tai trở thành nang lông để tái tạo khả năng nghe. Cơ chế của quá trình này chưa được làm rõ, nhưng nó có liên quan đến tín hiệu từ các protein phát ra.

"Thật buồn cười, các loài động vật có vú lại là những loài gặp khó khăn khi muốn phục hồi thính giác," tiến sĩ Jingyuan Zhang, Đại học Rochester, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết."Chúng là những động vật có xương sống duy nhất không thể làm được điều đó."

Nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm của GS Patricia White, trưởng nhóm nghiên cứu. Năm 2012, GS Patricia White đã khám phá ra yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) - chịu trách nhiệm kích hoạt các tế bào hỗ trợ trong cơ quan thính giác của chim. Khi được kích hoạt, các tế bào này sinh sôi nảy nở, nuôi dưỡng và tạo ra các tế bào lông mới. Patricia cho rằng điều này cũng có thể được áp dụng cho động vật có vú.

Khám phá mới mở ra hi vọng chữa lành bệnh điếc cho người già - 2

Nghiên cứu mở ra hi vọng cho các bệnh nhân bị mất thính lực do tuổi già.

Các nhà nghiên cứu đã thử phân tích hiệu ứng của một trong các protein được xác định - mang tên ERBB2 - có trong tế bào lông của chuột sơ sinh. Lý do chọn protein này là vì trước đó đã có nghiên cứu chứng minh ERBB2 liên quan đến quá trình mọc lông tai của chuột.

Một số thử nghiệm đầu tiên cho thấy ERBB2 có liên quan đến quá trình mọc lông. Nhưng chuột cũng giống như các loài thú khác, không thể tự tái tạo khi lông tai rụng mất. Bởi vậy, các chuyên gia đã thử biến đổi gene của chuột, sao cho có thể sản sinh nhiều protein này hơn.

Họ còn sử dụng cả virus để kích thích sự sản sinh của ERBB2 nữa. Kết quả, tất cả các thử nghiệm đều cho thấy con chuột mọc ra nhiều lông tai hơn.

GS White giải thích: “Quá trình phục hồi khả năng nghe rất phức tạp, đòi hỏi một loạt các kích thích ở cấp độ tế bào. Các tế bào lông cảm nhận phải được tái tạo, và chúng cũng phải hoạt động một cách chính xác và kết nối được với hệ thống neuron thần kinh."

Khám phá mới mở ra hi vọng chữa lành bệnh điếc cho người già - 3

Không chỉ người già, ngày càng nhiều người trẻ bị điếc do nghe nhạc quá ồn, hoặc do bịtiểu đường.

Cũng theo bà White, nghiên cứu này mở ra nhiều phương pháp khác nhau để kích thích mọc lông trong tai và từ đó hồi phục được khả năng thính giác.

Nghiên cứu này được xem là có tính đột phá bởi số lượng người mất thính lực đang ngày một gia tăng. Trên thực tế thì hiện tại ở Mỹ, có khoảng 37,5 triệu người rơi vào cảnh mất thính giác dẫn đến điếc. Tại Anh, con số là 11 triệu.

Giảm thính giác hay điếc ở những người già là chuyện bình thường, nhưng hiện ngày càng nhiều người trẻ mắc phải căn bệnh này do thói quen nghe nhạc quá ồn, hoặc bị nhiễm virus, tiểu đường...

Nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp chí khoa học thần kinh châu Âu.

Theo Khám Phá

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X