Hotline 24/7
08983-08983

Khái niệm và cách phân loại bệnh trĩ!

Bệnh trĩ là bệnh thường gặp rất phổ biến ở cả nam và nữ. Y học cổ Trung quốc có câu “Thập nhân cửu trĩ” (Thiên hạ 10 người thì 9 người bị trĩ). Bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng gây cảm giác rất khó chịu, đau rát, ngứa, chảy máu, và nặng hơn có thể tiến triển thành ung thư.

Bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến và đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng đến nhập viện. Trĩ được hình thành do quá trình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch gây nên.

Tuy là một bệnh lành tính nhưng gây nhiều khó khăn vì bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường bỏ qua những triệu chứng nhẹ và tâm lý thường ngại khi đi khám vùng kín mà chỉ đến khi những triệu chứng đó càng ngày càng nặng gây khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh mới đi khám.

Các nguyên nhân gây bệnh trĩ

Khi các thành tĩnh mạch suy yếu nếu thêm những yếu tố thuận lợi được kể ra sau đây sẽ làm phát triển bệnh trĩ:

- Bệnh viêm đại tràng mạn tính, táo bón kinh niên kéo dài gây rặn mạnh khi đại tiện.
- Do quá trình tăng áp lực xoang bụng do lao động nặng, do ho (vì người bệnh mắc bệnhviêm phế quản mạn dãn phế quản).
- Sinh hoạt tĩnh tại với tư thế đứng lâu hoặc ngồi nhiều suốt ngày (như công việc đánh máy, thợ may)
-  Khi phụ nữ mang thai  tử cung lớn dần chèn ép các tĩnh mạch trĩ gây ứ đọng máu trong tĩnh mạch.

Triệu chứng của bệnh trĩ:

Hai triệu chứng chính khiến bệnh nhân đi khám là chảy máu và sa búi trĩ.

- Hiện tượng chảy máu thường rất kín đáo. Người bệnh tình cờ phát hiện thấy máu ở giấy vệ sinh sau đó máu có thể chảy thành tia hay thành từng giọt. Nặng hơn thì máu chảy ngày càng nhiều thậm chí cả những lúc đi lại hoặc ngồi xổm khiến bệnh nhân phải đi khám. Có trường hợp máu chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng, sau mỗi lần đi cầu thì thấy máu ra thành từng cục.

- Hiện tượng sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu búi trĩ sa ra ngoài trong quá trình đi đại tiện rồi tự co lên được nhưng sau đó búi trĩ sa ra ngoài không tự co lên được và phải dùng tay đẩy lên. Nếu không được điều trị kịp thời, búi trĩ đó to lên dần và thường xuyên nằm ở ngoài hậu môn.

- Ngoài 2 triệu chứng chính điển hình trên, bệnh nhân còn kèm theo các triệu chứng khác như đi cầu khó, kèm theo đau rát, ngứa hậu môn.

Bình thường, trĩ không gây đau nhưng khi có biến chứng sa trĩ nghẹ hay tắc mạch , nứt hậu môn…. khiến bệnh nhân  khó chịu, cảm giác  ướt  và ngứa, cần thiết phải can thiệp của bác sĩ.

Phân loại bệnh trĩ:

Bệnh trĩ được chia làm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Trên một bệnh nhân có thể xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại được gọi là trĩ hỗn hợp.

Đặc điểm của bệnh trĩ nội:

- Búi trĩ xuất phát ở bên trên đường lược
- Bề mặt là những lớp niêm mạc của ống hậu môn
- Không có các dây thần kinh cảm giác
- Triệu chứng: chảy máu, sa trĩ dễ dẫn đến  nghẹt gây viêm da quanh hậu môn

Tuỳ theo mức độ trĩ nội  được phân thành 4 mức:

Độ 1:  Búi trĩ mới hình thành với triệu chứng chính là  chảy máu.

Độ 2: Khi đi cầu xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài rồi tự co lên

Độ 3: Khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay đẩy mới lên được

Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài  dùng tay đẩy lên cũng không co lên được dễ dẫn đến bị thắt nghẹt gây hoại tử.

Đặc điểm của trĩ ngoại:

- Búi trĩ xuất phát bên dưới đường lược
- Bề mặt là những lớp biểu mô lát tầng
- Có các dây thần kinh cảm giác
- Triệu chứng đau kèm theo xuất hiện mẩu da thừa

Việc điều trị trĩ chỉ xảy ra khi nó gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh. Bệnh nhân nên ngăn chặn những yếu tố thuận lợi dễ phát sinh bệnh trĩ như: tạo thói quen đi cầu hàng ngày, nên điều chỉnh thói quen ăn uống, những chất kích thích như rượu bia, trà, đồ cay nóng thì nên tránh. Nên bổ sung nước, ăn nhiều chất xơ hàng ngày, vận động thể dục thể thao hợp lý như tập yoga, đi bộ, đồng thời điều trị những bệnh mãn tính như viêm đại tràng, viêm phế quản mãn.

Bệnh nhân có thể sử dụng sản phẩm chứa các thảo dược quý như diếp cá, nghệ, đương quy, hoa hòe,… để giải quyết những biểu hiện khó chịu của bệnh trĩ gây ra.

Trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng nặng kèm theo viêm nhiễm thì nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử: suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 - 1900 1259 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

Truy câp chuyên trang "http://bacsitri.com" để tìm hiểu thêm về bệnh trĩ, táo bón.

Theo Sức khoẻ và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X