Hotline 24/7
08983-08983

Kết quả xét nghiệm máu và các triệu chứng bệnh của em cần điều trị thế nào?

Câu hỏi

Chào BS, Em 26 tuổi, hôm nay có đi xét nghiệm máu có vài chỗ tăng giảm như sau: HTC 43.3 (BT 37-43) PDW 8.7 (BT 9-17) MPV 8.6 (BT 9-13) NEUT% 45.4 (BR50-70) LYMPH% 44.4 (BT 20-40) Các chỉ số khác bình thường. Em bị viêm mũi họng mãn tính, phì đại cuống mũi, vẹo vách ngăn mũi, sưng amidan mãn tính cấp độ 2, lệch cằm, sâu răng, hạch to nhất 9.4x4.7mm (cách đây 5 tháng siêu âm hạch hơi lớn 12.9x4.7mm), đầu hay nóng nhẹ về chiều (sáng khoẻ mạnh), chiều hơi mệt và nhức đầu giữa trán và phần mũi. Dạ em xin cảm ơn BS.

Trả lời
Xét nghiệm máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Các chỉ số xét nghiệm trên cho thấy em không bị nhiễm trùng cấp tính, không có thiếu máu; có thể xem là các chỉ số tế bào máu bình thường. Hạch cổ to phù hợp với bệnh cảnh nhiễm trùng răng miệng, viêm họng tái đi tái lại nhiều lần.

Dù vậy em cũng nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để BS xem xét sang thương, điều trị nhiễm trùng dứt điểm và tư vấn cách chăm sóc sức khoẻ răng miệng, mũi họng để tránh tái phát em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng của mình đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại tổn thương, di chứng về sau.

Đau họng là triệu chứng phổ biến của viêm họng. Đau họng sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì cổ họng sẽ đau hoặc nóng, khiến bạn khó ăn.

Bệnh viêm họng thường sẽ tự khỏi. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc chứa paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Bác sĩ sẽ chỉ kê đơn thuốc kháng sinh như thuốc penicillin nếu nghi ngờ bạn viêm họng do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có tác dụng nếu bạn nhiễm siêu vi. Ngoài ra, dùng nước ấm hoặc uống nước chanh pha với mật ong cũng có tác dụng làm tình trạng bệnh giảm bớt.

Bạn có thể kiểm soát tốt bệnh viêm họng của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

- Súc miệng bằng nước muối ấm;
- Uống nhiều nước ấm, tránh uống nước lạnh, có đá;
- Ngừng uống rượu bia hoặc các chất có cồn;
- Không hút thuốc lá, tránh xa các môi trường ô nhiễm hoặc có khói thuốc;
- Rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm họng;
- Khi bị bệnh, tuyệt đối không nên dùng chung thức ăn hoặc các đồ dùng sinh hoạt khác để tránh lây bệnh cho người khác.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X