Hotline 24/7
08983-08983

Kết hợp thuốc không kê đơn: Những nguy hiểm cần tránh

Bạn có thể dễ dàng mua được các loại thuốc không kê đơn tại các hiệu thuốc nhưng bạn không nên tự phối hợp các loại thuốc này mà không hỏi ý kiến bác sỹ, nhất là khi cần phải sử dụng nhiều lần.

Bạn nên lưu ý tránh những sự kết hợp thuốc sau đây để phòng ngừa những rủi ro không đáng có cho sức khỏe.

Paracetamol và các thuốc cảm điều trị đa triệu chứng

Trong nhiều loại thuốc trị ho, cảm lạnh và cảm cúm đều có chứa hoạt chất paracetamol để giảm đau trong đau họng, đau đầu và hạ sốt. Nếu sử dụng thêm một loại thuốc khác cũng có chứa paracetamol, bạn có nguy cơ sẽ bị quá liều giới hạn một ngày là 4 gram paracetamol. Nguy cơ khi quá liều paracetamol có thể rất nghiêm trọng như: tổn thương nghiêm trọng tại gan có thể gây tử vong. Nguy cơ quá liều nhất là khi bạn sử dụng tới trên 7 gram/ngày, tuy nhiên việc sử dụng quá 4 gram cũng đủ để gây nguy hiểm.

Do vậy, khi sử dụng bất kỳ thuốc nào bạn cũng cần phải đọc kỹ các thành phần ghi trên nhãn. Paracetamol có thể được xếp vào nhóm thuốc giảm đau và cũng đồng thời có tác dụng hạ sốt. Bạn cũng nên lưu ý các tên khác của paracetamol hay các tên viết tắt của nó để tránh bị trùng thuốc như acetaminophen, APAP, AC hay acetam.

Sự kết hợp giữa 2 trong các thuốc ibuprofen, naproxen và aspirin

Các loại thuốc trên được xếp chung vào một nhóm gọi là thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Và do chúng đều có chung một cơ chế tác dụng nên nếu bạn sử dụng kết hợp hai trong số các thuốc trên, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải rất nhiều tác dụng phụ. Các tác dụng không mong muốn từ buồn nôn nhẹ cho tới xuất huyết tiêu hóa nặng.

Do vậy, điều cần ghi nhớ là chỉ nên dùngmột thuốc tại một thời điểm. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc để quyết định được nên sử dụng thuốc nào để cho tác dụng tốt nhất đối với các triệu chứng tại thời điểm đó.

Ví dụ như cơn đau đầu sẽ giảm nhanh hơn với ibuprofen trong khi naproxen lại có hiệu quả giảm đau cơ hiệu quả. Tuy nhiên trong trường hợp đã sử dụng các thuốc giảm đau rồi mà vẫn không đỡ, bạn nên đi bệnh viện để khám ngay.

Các thuốc kháng histamine và thuốc chống nôn

Cần hết sức thận trọng khi kết hợp các kháng histamine chống dị ứng như Benadryl với các thuốc chống nôn như Dramamine. Chúng có chứa những hoạt chất có tác dụng tương tự - một thành phần đó là diphenylhydramine để điều trị hắt hơi, sổ mũi và mắt đỏ và thành phần dimenhydrinate để giảm buồn nôn - cả hai chất này khi kết hợp với nhau có thể gây buồn ngủ và vô cùng nguy hiểm khi vận hành máy móc, tàu xe.

Do vậy, nếu bạn đang sử dụng các thuốc kháng histamine, bạn có thể lựa chọn một loại thuốc chống nôn có chứa hoạt chất meclizine để giảm tình trạng gây buồn ngủ.

Thuốc điều trị tiêu chảy và viên uống bổ sung canxi

Các thuốc có chứa loperamide như Imodium có tác dụng cầm tiêu chảy do làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Tuy nhiên khi sử dụng kết hợp với viên uống bổ sung canxi bạn sẽ có nguy cơ gặp phải một vấn đề tiêu hóa khác, đó là chứng táo bón. Canxi có tác dụng làm rắn phân, do vậy khi kết hợp với thuốc cầm tiêu chảy có thể khiến hệ tiêu hóa giảm hoạt động và làm nặng thêm tình trạng táo bón.

Trong trường hợp phải sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy, bạn nên ngừng sử dụng các viên uống canxi trong thời gian này. Ngừng sử dụng canxi trong một thời gian ngắn cũng sẽ không có ảnh hưởng xấu gì đến xương khớp của bạn.

St. John’wort (cao chiết cây ban) và thuốc ho

Cao chiết cây ban là một loại thảo dược có tác dụng giảm chứng lo âu và trầm cảm. Dextromethorphan là một dẫn xuất opioid có tác dụng giảm ho. Sự kết hợp giữa hai loại thuốc này có thể gây ra một hội chứng nghiêm trọng gọi là hội chứng serotonin. Sự tích lũy quá nhiều chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong hệ thống có thể gây vã mồ hôi, lú lẫn, kích thích, run rẩy, co thắt cơ, khó khăn trong kiểm soát các chuyển động và trong một số ít trường hợp có thể gâytử vong.

Do vậy, điều đầu tiên cần lưu ý là cần cân nhắc kỹ xem bạn có cần thiết phải dùng thuốc giảm ho dextromethorphan hay không. Nếu bạn không bị ho thì đừng nên mua loại thuốc này. Chỉ nên lựa chọn một loại thuốc điều trị chính triệu chứng của bạn mà thôi. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Một số biện pháp khác giúp giảm ho đó là sử dụng máy phun sương, uống nhiều nước, ngậm kẹo cứng để làm dịu phản xạ ho. Ngậm ½-2 thìa mật ong trước khi đi ngủ cũng có thể làm giảm các cơn ho vào ban đêm và giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam/Prevention

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X