Hotline 24/7
08983-08983

Kết hợp thuốc, ăn uống, châm cứu chữa viêm loét dạ dày

Để điều trị cũng không quá khó khăn, nếu người bệnh kiên trì tuân thủ dùng thuốc và ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

4 nguyên tắc trong chẩn đoán đau dạ dày

Đau dạ dày là bệnh lý mạn tính khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bệnh không nguy hiểm ngay đến tính mạng nên nhiều người chủ quan, chỉ tới khi nặng mới tìm thầy, tìm thuốc.

Nguyên nhân dau dạ dày theo Tây y là do tinh thần căng thẳng, mất ngủ, ăn uống bất hợp lý; nhiễm khuẩn; tăng axit dạ dày, nên khi dạ dày xảy ra hơi có vết xước sẽ tiến triển thành ổ loét... Còn theo y học cổ truyền thì gồm có 2 nguyên nhân chính là thực chứng và hư chứng.

Để chẩn đoán đau dạ dày, theo y học cổ truyền, cần tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất là bệnh danh: Đây là chứng bệnh vị quản thống (đau dạ dày). Thứ 2 là chẩn đoán bát cương: lý - thực - nhiệt.

Xem bệnh nhân mới mắc hay bệnh đang tiến triển mà cơ thể bệnh nhân vẫn khoẻ, sức đề kháng tốt và đang có biểu hiện đau... Thứ 3 là chẩn đoán tạng phủ xem vị trí mắc bệnh, tạng nào trong cơ thể. Thứ tư là tìm nguyên nhân gây bệnh, thực chứng hay hư chứng để từ đó có cách điều trị phù hợp với từng thể bệnh.

Ảnh minh họa

2 thể bệnh chính

Theo Đông y, từ 2 nguyên nhân gây đau dạ dày để phân thành 2 thể bệnh chính như sau:

1. Thể thực chứng: Với thể này là đau cấp tính, bệnh nhân có biểu hiện các đợt đau bụng cấp tính, đau vùng thượng vị, cơn đau lan sau lưng, ợ hơi, ợ chua, đại tiện táo, nước tiểu sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch trầm huyền sác.

Trong thể này, Đông y còn chia ra các thể nhỏ khác như khí uất, hỏa uất và huyết ứ. Nếu ở thể khí uất bệnh nhân thấy đau mạn sườn, xuyên ra lưng nhiều. Ở thể hỏa uất thì đau nóng rát vùng thượng vị. Thể huyết ứ thì bệnh nhân có thể đang trong cơn xuất huyết dạ dày hoặc đã xuất huyết dạ dày xong đang bị hoa mắt chóng mặt do thiếu máu.

Thể thực chứng điều trị cần xơ can, trừ thấp, chỉ thống. Trong y học cổ truyền thường áp dụng bài sài hồ sơ can thang với các vị như sài hồ, chỉ xác, bạch thược, cam thảo, xuyên khung, hương phụ, thanh bì... tùy vào thể trạng và chứng bệnh để gia giảm phù hợp.

2. Thể hư chứng - tỳ vị hư hàn: Người đau dạ đày mắc chứng bệnh này thường người gầy, sắc mặt trắng bệch, bụng lõm, đau bụng âm ỉ, chườm nóng vùng thượng vị thì đỡ đau, ăn kém, phân nát, mạch trầm hư nhược, rêu lưỡi bệu, chất lưỡi trắng. Điều trị ôn trung kiện tỳ, dùng bài thuốc bổ trung ích khí thang gia giảm.

Phối hợp nhiều phương pháp

Điều trị bệnh đau dạ dày cần phối hợp nhiều phương pháp, người bệnh ngoài kiên trì dùng thuốc thang, theo Đông y cần châm cứu huyệt tại chỗ như các huyệt trung quản, cửu vĩ, thiên khu... và một số huyệt toàn thân như túc tam lý, thái xung, kỳ môn, chương môn đối với thể thực chứng. Còn đối với thể tỳ vị hư hàn thì châm các huyệt tại chỗ như thiên khu, trung quản, tỳ du, túc tam lý... và một số huyệt toàn thân.

Bệnh dạ dày có liên quan nhiều đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Vì vậy, ngoài ăn uống, điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc, người bệnh cần tập dưỡng sinh để cho tinh thần thư thái, sống vui vẻ, tránh uất ức quá hại can.

Theo BS.CKII Nguyễn Hồng Siêm - Kiến thức

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X