Hotline 24/7
08983-08983

Huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng thực phẩm nào?

Hầu hết những người có huyết áp thấp đều không cần thuốc hoặc can thiệp y tế để tăng huyết áp. Trong đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy lùi căn bệnh này. Mời bạn đọc tham khảo và “dắt túi” một vài mẹo nhỏ, dễ nhớ phòng khi cần.

Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 5-7% dân số trưởng thành. Nữ giới mắc bệnh huyết áp thấp nhiều hơn nam giới khoảng 30 lần.

Huyết áp thấp có thể gây ra một số căn bệnh nguy hiểm cho tim, khiến người bệnh bị ngất, choáng và còn dẫn tới các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh, tuyến nội tiết. Thậm chí, nó còn có tỷ lệ dẫn đến đột quỵ chiếm khoảng 10-15%.

Tuy nhiên, nhiều người còn khá thờ ơ vì không biết rằng huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Chính vì vậy, với những hiểu biết cơ bản về bệnh huyết áp thấp sẽ giúp chúng ta có cách nhìn khoa học và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ của chính mình. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh huyết áp thấp.

Huyết áp thấp nên ăn gì và kiêng gì?


Huyết áp được xem là thấp khi có trị số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Khi bạn có dấu hiệu như mệt mỏi, rối loạn chức năng tim mạch, hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung, dễ nổi cáu, buồn nôn, da nhăn và khô kèm theo rụng tóc, vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh… thì đây có thể là những triệu chứng cảnh báo huyết áp thấp.

Huyết áp thấp nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc thường gặp của nhiều người khi gặp phải căn bệnh này.

Người bị huyết áp thấp nên kiêng những chất quá bổ dưỡng như trứng, sữa béo, thịt mỡ… để kiểm soát cân nặng tốt hơn. Điều này sẽ giúp người huyết áp thấp tránh được tình trạng xơ vữa động mạch và một số hệ lụy không tốt đối với sức khỏe và tính mạng.

Các loại thực phẩm giàu carbonhydrate như khoai tây, cơm, bánh mì… cũng nằm trong danh dách hạn chế trong bữa ăn của người mắc phải căn bệnh này.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần loại bỏ cà chua trong thực đơn bởi mặc dù đây là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nó lại có tác dụng giảm huyết áp, chính vì vậy người bị huyết áp thấp không nên ăn nhiều cà chua.

Muối succinic có trong cà rốt có thể khiến kali trong nước tiểu tăng lên, huyết áp sẽ giảm, vì vậy nên tránh ăn nhiều cà rốt. Ngoài ra, không nên ăn các thực phẩm có tính lạnh như rau bina, cần tây, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, … chúng đều tác động đến việc làm giảm huyết áp.

Người bị huyết áp thấp nên thường xuyên ăn nho để tạo máu đi nuôi dưỡng cơ thể, phòng tránh tình trạng tụt huyết áp, thiếu máu não

Có vẻ như thực phẩm phải kiêng quá nhiều, vậy người bị huyết áp thấp nên ăn gì?

Những người bị huyết áp thấp cần phải ăn đủ bữa trong mỗi ngày. Không nên bỏ bữa, nhất là buổi sáng vì chúng rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa chỉ số huyết áp.

Đồng thời, người bị huyết áp thấp nên ăn mặn nhiều hơn người bình thường, khoảng 10-15g ngày/ nhưng không phải ăn mặn đến mức “không thể nuốt nổi”. Hơn nữa, nếu bạn có bệnh tim thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn này.

Đồng thời, tăng khẩu phần rau quả, thịt gà và cá, nho khô, hạnh nhân, cà rốt, húng quế, tỏi, rễ cam thảo, các loại thực phẩm chứa caffein… để điều trị chứng huyết áp thấp một cách hiệu quả hơn. Nên ngâm từ 30-40 quả nho khô trong nước (để qua đêm) và ăn vào mỗi sáng khi đói. Cũng giống với nho khô, bạn nên ngâm từ 4-5 quả hạnh nhân trong nước, giữ qua đêm. Sau đó bóc lớp vỏ bên ngoài, xay nhuyễn và pha cùng sữa nóng. Rễ cam thảo giúp bình thường hóa chỉ số huyết áp. Uống trà cam thảo trong 2-3 tuần có hiệu quả nâng huyết áp.

Bệnh nhân huyết áp thấp nên ăn vài lát gừng tươi, hoặc chế thành nước trà gừng. Gừng có chứa dầu dễ bay hơi có thể kích thích sự tiết dịch dạ dày, gây hưng phấn cho mạch máu, thúc đẩy tiêu hóa, thường xuyên ăn gừng có tác dụng nhất định trong việc điều trị huyết áp thấp.

Ngoài ra, sữa, mật ong, nước chanh có cho thêm chút đường và muối cũng có thể đem lại tác dụng điều hòa huyết áp hiệu quả hơn.

Huyết áp thấp nên ăn trái cây gì?


Thường xuyên tiêu thụ trái cây rất tốt cho bệnh nhân bị huyết áp thấp vì chúng có nhiều protein. Cách tốt nhất là nên ăn trái cây theo mùa, để đạt được hàm lượng dưỡng chất có trong những loại hoa quả này.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các loại trái cây sau:

Nho: Loại quả nhỏ xinh này còn có tác dụng bổ máu rất tốt, điều mà bệnh nhân huyết áp thấp luôn mong mỏi. Nho chứa một hàm lượng đường tự nhiên lớn, ngoài ra nó còn có rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, axit amin, photpho, sắt và canxi. Thường xuyên ăn nho sẽ giúp lợi thận, bổ khí, giảm mệt mỏi căng thẳng và quan trọng nhất là tạo máu đi nuôi dưỡng cơ thể, phòng tránh tình trạng tụt huyết áp, thiếu máu não.

Lựu: Quả lựu chứa nhiều natri, vitamin B, vitamin C, calci, phospho… Nước quả lựu rất giàu chất chống oxy hóa polyphenol. Chất này rất quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer… Đối với những người bị huyết áp thấp do thiếu máu thì việc bổ sung thức ăn có chứa nhiều sắt là điều rất quan trọng nhất. Quả lựu giúp bổ sung chất sắt và tăng cường sức khỏe giúp giảm mệt mỏi cho những người bị huyết áp thấp.

Táo: Lượng magne và kali dồi dào trong táo giúp điều chỉnh áp suất máu và giữ nhịp tim bình thường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mọi người nên ăn thêm vài quả táo trong chế độ ăn hàng ngày hoặc uống nước ép táo hàng ngày.

Chanh: Nước chanh rất hiệu quả trong điều trị huyết áp thấp do tác dụng giảm mất nước. Các chất chống oxy hóa có trong nước chanh có thể điều hòa tuần hoàn máu và duy trì huyết áp. Nếu bạn cảm thấy kiệt sức hoặc mệt mỏi do huyết áp thấp, hãy uống một cốc nước chanh pha thêm 1 thìa đường và muối để kiểm soát huyết áp.

Mía: Mía không phải hoa quả nhưng cũng rất phù hợp để đưa vào danh sách những loại thực phẩm giúp đưa huyết áp lên cao. Glucose của mía rất tự nhiên, an toàn và phù hợp với người hay bị tụt huyết áp. Ngoài đường thì mía còn chứa vô vàn chất có lợi cho sức khỏe như kẽm, photpho, canxi, sắt… và natri. Trong đó, sắt đóng vai trò làm bổ máu còn natri thì rất tuyệt cho bệnh nhân huyết áp thấp.

Bị huyết áp thấp uống thuốc gì?


Thường xuyên kiểm tra huyết áp để đưa ra hướng xử trí kịp thời khi huyết áp dao động bất thường

Hiện nay, thuốc dùng để điều trị hạ huyết áp hiện nay chỉ điều trị triệu chứng. Trong những trường hợp cấp thiết, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc có tác dụng nâng huyết áp tạm thời như:

Ephedrin: là thuốc giống thần kinh giao cảm có tác dụng trực tiếp và gián tiếp lên các thụ thể adrenergic. Thuốc có tác dụng co mạch, tăng huyết áp do tăng lưu lượng tim và co mạch ngoại vi. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần thận trọng vì thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, gây khó ngủ hoặc mất ngủ. Không dùng thuốc quá 7 ngày liên tục, không nên dùng ephedrin cho trẻ dưới 3 tuổi. Người bệnh suy tim, đau thắt ngực, đái tháo đường, cường giáp và người bệnh đang dùng digitalis, người cao tuổi lại càng phải thận trọng hơn khi cần sử dụng ephedrin để tăng huyết áp.

Heptamyl: là thuốc trợ tim mạch, tăng sức bóp của tim, được sử dụng điều trị triệu chứng trong hạ huyết áp tư thế, đặc biệt trong trường hợp do dùng thuốc hướng tâm thần. Thuốc không được dùng cho các trường hợp cường giáp, tăng huyết áp mạn tính.

Bioton: Chống suy nhược cơ thể, tăng trí lực, thể lực

Đối với những người bị mắc bệnh huyết áp thấp, ngoài chế độ dinh dưỡng cần phải đi kiểm tra huyết áp thường xuyên và uống thuốc đầy đủ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý bệnh có thể giảm nhẹ, thậm chí có nhiều trường hợp khỏi bệnh. Đặc biệt không được tự ý mua thuốc khi chưa thăm khám bởi bác sĩ, không “mượn” đơn thuốc của người khác để áp dụng cho mình.

Làm thế nào để thiểu tác hại do huyết áp thấp?


Để hạn chế hạ huyết áp tư thế, bệnh nhân không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột từ tư thế thấp sang tư thế cao. Người bị huyết áp thấp không nên đứng lâu một chỗ, nằm đầu cao, tránh tiếp xúc lâu với nước nóng... để cơ thể không bị tụt huyết áp gây ra những vấn đề xấu cho sức khỏe.

Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não.

Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khỏe và độ tuổi hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, aerobic, cầu lông... phù hợp với thể lực đều rất tốt. Tuy nhiên không nên hoạt động ngoài trời khi nhiệt độ lên cao.

Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất để cung cấp năng lượng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật...

Tắm nước ấm có pha thêm muối magie, đây là một trong những biện pháp đơn giản để điều trị huyết áp thấp. Ngoài ra, loại nước tắm này còn giúp cơ thể thư giãn.


Như Phương (Tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X