Hotline 24/7
08983-08983

Họng nổi hạt li ti, vướng khi nuốt nước bọt, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Họng tôi nổi nhiều hạt li ti, uống thuốc của bệnh viện mà không giảm, cảm giác nuốt nước bọt vướng víu, xin bác sĩ vấn điều trị giúp tôi. Cám ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Biểu hiện mà bạn gặp phải thường được gọi là nhiệt miệng, thường gây đau, nhưng lại lành tính. Nguyên nhân của nhiệt miệng chưa được biết rõ, người ta cho rằng có thể liên quan tới một số yếu tố như: do mất cân bằng sinh học của các loại tạp khuẩn trong miệng, những rối loạn nội tiết thoáng qua (thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc sau sinh), do stress, thiếu một số vitamin nhóm B hoặc sắt…

Nhiệt miệng thường sẽ khỏi trong vòng 2 tuần, rất nhiều người cũng gặp phải tình trạng tương tự, bạn không nên quá lo lắng vì bệnh thường không nguy hiểm.

Để tránh tái phát, bạn nên giữ cho tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, hạn chế các thức ăn cay nóng, bổ sung các vitamin nhóm B ngắn hạn. Nếu một vết loét kéo dài trên 2 tuần không khỏi, bạn cần khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để tầm soát nguyên nhân khác bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Niêm mạc miệng xuất hiện cục thịt dư, có phải nhiệt miệng?

>> Nhiệt miệng, rát cổ họng thường xuyên có cần đi khám?

Nhiệt miệng gây ra bởi tình trạng viêm miệng, tại vị trí viêm sẽ gây khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hay con gọi là chứng kém hấp thụ. Với tình trạng này, bệnh nhân sẽ không đủ vitamin và dinh dưỡng trong chế độ ăn.
Khi tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng cũng không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ mà có một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như:

- Sử dụng nước súc miệng tự làm với công thức: hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng liên tục trong 10 giây, mỗi ngày một lần để nhanh hết nhiệt miệng.

- Chườm lạnh bằng đá có thể giảm đau và sưng. Khi đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.

- Hạn chế ăn các đồ cay, nóng, các món nướng và rán để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

- Sử dụng trà. Sau khi dùng trà túi lọc, có thể dùng để đắp vào vết thương, chất tannin có trong túi trà có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm.

- Trong một số trường hợp bệnh nặng, bị loét nhiệt miệng liên tục bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng kháng sinh để điều trị.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X